PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trăng
(1)Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá,
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi.
Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ…
Im lìm, không dám nói năng chi.(2)Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng,
Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang,
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá,
Và làm sai lỡ nhịp trăng đang.(3)Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh,
Cho gió du dương điệu múa cành;
Cho gió đượm buồn, thôi náo động
Linh hồn yểu điệu của đêm thanh.(4)Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!
Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ.(Xuân Diệu, Thơ mới 1932-1945 tuyển chọn, NXB Văn học, 2004, tr. 113)
Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ “Trăng”.
Gợi ý: Nhân vật trữ tình thường là người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ thông qua lời thơ.
Câu 2: Hãy chỉ ra những từ ngữ miêu tả trăng trong khổ thơ cuối của bài thơ “Trăng”.
Gợi ý: Tìm các từ hoặc cụm từ nói về trăng trong đoạn thơ cuối.
Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong những dòng thơ sau:
“Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh”
Gợi ý: Tìm hiểu cách diễn đạt ẩn dụ và cảm giác mà tác giả muốn truyền tải.
Câu 4: Nhận xét tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Trăng”.
Gợi ý: Chú ý đến những từ ngữ và hình ảnh thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Câu 5: Anh/chị hãy so sánh điểm khác nhau trong mối quan hệ giữa trăng và người ở những câu thơ sau:
“Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!
Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ.”
(Trăng – Xuân Diệu)
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
(Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)
Gợi ý: Xem xét vai trò của trăng trong việc thể hiện cảm xúc của con người.
5 Câu hỏi tự học ở nhà
Câu hỏi 1: Hình ảnh “đàn những ánh tơ xanh” gợi cho em cảm nhận gì về cách miêu tả ánh sáng trong thơ Xuân Diệu?
Câu hỏi 2: Từ bài thơ “Trăng”, em rút ra được những cảm nhận gì về tâm trạng của tác giả trong tình yêu?
Câu hỏi 3: Vì sao trăng trong bài thơ lại mang đến cảm giác “bơ vơ” cho nhân vật trữ tình?
Câu hỏi 4: So sánh cách cảm nhận về thiên nhiên trong bài “Trăng” của Xuân Diệu và một bài thơ khác trong phong trào Thơ mới mà em đã học.
Câu hỏi 5: Qua bài thơ “Trăng”, em có nhận xét gì về phong cách thơ Xuân Diệu trong việc khai thác vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng con người?
Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.
Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!