Đọc hiểu thơ: Thuốc đắng của Mai Văn Phấn

Đọc văn bản sau:

(Cho Ngọc Trâm)
Cơn sốt thiêu con trên giàn lửa
Cha cũng có thể thành tro nữa
Thuốc đắng không chờ được rồi
Giữ tay con
Cha đổ
Ngậm ngùi thả lòng chén vơi…

Con ơi! Tí tách sương rơi
Nhọc nhằn vắt qua đêm lạnh
Và những cánh hoa mỏng mảnh
Đưa hương phải nhờ rễ cay.

Mồ hôi keo thành chai tay
Mùa xuân tràn vào chén đắng
Tuổi cha nước mắt lặng lặng
Sự thật khóc oà vu vơ.

Con đang ăn gì trong mơ
Cha để chén lên cửa sổ
Khi lớn bằng cha bây giờ
Đáy chén chắc còn bão tố.

(Thuốc đắng, Mai Văn Phấn, in trong Giọt nắng,
Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hải Phòng xuất bản, 1992)

Đọc hiểu thơ: Thuốc đắng của Mai Văn Phấn

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Click vào đây để xem đáp án

Thể thơ: Tự do

Câu 2. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

Click vào đây để xem đáp án

Chủ thể trữ tình: Người cha

Câu 3. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai dòng thơ sau: “Và những cánh hoa mỏng mảnh/ Đưa hương phải nhờ rễ cay”.

Click vào đây để xem đáp án

Tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ:

– Làm cho câu thơ trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm.

– Nhằm diễn tả lời gửi gắm của cha dành cho con: Muốn thành công thì phải trải qua những khó khăn, chông gai trong cuộc sống.

Câu 4. Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của người cha trong bài thơ trên.

Click vào đây để xem đáp án

Tâm trạng của người cha trong bài thơ: quan tâm, lo lắng, yêu thương dành cho con

Câu 5. Qua bài thơ, hãy nêu một thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/ chị và giải thích lí do.

Click vào đây để xem đáp án

Một số thông điệp gợi ý rút ra từ bài thơ:

– Hãy yêu thương, quan tâm đến những người thân yêu của mình

– Hãy trân trọng, ghi nhớ công ơn cha mẹ

– Muốn có hạnh phúc phải trải qua khổ luyện

Câu 6. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Thuốc đắng (Mai Văn Phấn)

Click vào đây để xem đáp án

Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

+ Thể thơ tự do phóng khoáng, diễn tả đầy đủ cảm xúc của người cha dành cho con

+ Sử dụng các hình ảnh biểu tượng như:

. Thuốc đắng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ mang hàm nghĩa của câu thành ngữ “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”, vừa là cách dạy con hãy biết vượt qua khó khăn để trưởng thành

. Mồ hôi-chai tay: là hình ảnh biểu tượng cho sự vất vả, khó nhọc, sự chịu đựng của con người trong cuộc sống

. Mùa xuân và chén đắng: mùa xuân là biểu tượng cho sự sống, của cái bắt đầu, của sự hi vọng. Chén đắng là biểu tượng cho sự khổ đau.

– Ngôn ngữ chọn lọc, hệ thống từ láy tinh tế mang ý nghĩa biểu tượng cao

– Sử dụng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,…

– Giọng thơ tha thiết, chân thành, sâu lắng…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *