Đọc hiểu thơ: Thế gian biến đổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đọc bài thơ:

THẾ GIAN BIẾN ĐỔI
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thế gian biến cải vũng nên đồi,
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử
Hết cơm, hết gạo hết ông tôi.
Xưa nay đều trọng người chân thực,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi,
Ở thế mới hay người thế bạc,
Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.

(Trích Bạch Vân quốc ngữ thi tập, NXB Sống mới, 1974)

Đọc hiểu thơ: Thế gian biến đổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Click vào đây để xem đáp án

– Bài thơ được viết theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2. Chỉ ra 01 hình ảnh mang tính biểu tượng trong bài thơ.

Click vào đây để xem đáp án

HS chỉ ra một trong các hình ảnh sau: Hình ảnh mang tính biểu tượng trong bài thơ:

– Thế gian biến cải vũng nên đồi

– Còn bạc, còn tiền

– Hết cơm, hết gạo

Câu 3. Phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử
Hết cơm, hết gạo hết ông tôi.

Click vào đây để xem đáp án

– Phép đối trong hai câu thơ: còn bạc, còn tiền – hết cơm, hết gạo; còn đệ tử – hết ông tôi.

– Tác dụng:

+ Thể hiện sự thay đổi của lòng dạ con người: Khi có tiền bạc, phú quý thì nhiều người kết giao, khi nghèo khổ, túng thiếu thì xa lánh.

+ Tạo sự cân đối, hài hòa cho lời thơ.

Câu 4. Phân tích tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện qua hai câu thơ:

Xưa nay đều trọng người chân thực,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi

Click vào đây để xem đáp án

Thái độ, tình cảm của tác giả:

– Đề cao, trân trọng những người sống chân thực.

– Coi thường, phê phán những kẻ sống giả dối.

Câu 5. Từ suy ngẫm của tác giả trong bài thơ, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.

Click vào đây để xem đáp án

– Học sinh trình bày quan điểm cá nhân và có lí giải phù hợp.

Gợi ý: Lập công, lập danh thời đại nào cũng cần thiết vì: nó giúp mỗi người khẳng định được năng lực của bản thân, cỗ vũ thế hệ trẻ sống có lí tưởng hoài bão, có trách nhiệm với cộng đồng…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *