Đọc hiểu thơ: Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm

Đọc văn bản sau:

Mẹ và quả
– Nguyễn Khoa Điềm –

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Đọc hiểu thơ: Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm

Thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Câu 1:  Văn bản trên sáng tác theo thể thơ nào? Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ.

Click vào đây để xem đáp án

– Thể thơ Tự do.
– Nhân vật trữ tình: người con

Câu 2:  Từ “quả” trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tả thực? Từ “quả” trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tượng trưng?

Click vào đây để xem đáp án

– Từ “quả” có ý nghĩa tả thực trong các câu thơ 1, 3.
– Từ “quả” có ý nghĩa tượng trưng trong các câu thơ 9 và 12.

Câu 3:  Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng

Click vào đây để xem đáp án

– Biện pháp tu từ: so sánh: mùa quả lặn rồi lại mọc – mặt trời, mặt trăng
– Tác dụng:
+ Giúp câu thơ cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh…
+ Cứ hết mùa quả này mẹ lại trồng mùa quả khác. Cũng giống như vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại của mặt trời, mặt trăng. Gợi lên hình ảnh mẹ vẫn bao năm tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.

Câu 4:  Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” gợi cho em suy nghĩ gì?

Click vào đây để xem đáp án

Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” gợi suy nghĩ: Sẽ là một nỗi sợ nếu phải rời xa vòng tay mẹ khi chưa đủ trưởng thành để đối diện với phong ba bão táp ngoài kia; sẽ không còn bến đỗ bình yên chúng ta có thể quay về sau những mệt mỏi.

Câu 5. Nghĩa của “trông” ở dòng thơ: “Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng,, là gì?

Click vào đây để xem đáp án

– Ý nghĩa từ “trông” trong dòng thơ ấy thể hiện sự trông chờ, niềm tin, hi vọng của mẹ vào những gì mà mẹ đã nhọc nhằn, lam lũ để chăm sóc. Các con chính là sự trông chờ của mẹ, thành công của các con chính là thứ “quả” mà mẹ mong chờ nhất.

Câu 6.  Anh/Chị có đồng ý với quan niệm: Tình yêu thương của mẹ chính là thứ tình cảm vô giá, vô điều kiện và là tình cảm cao đẹp nhất không? Vì sao?

Click vào đây để xem đáp án

– Học sinh trả lời được quan điểm đòng ý hoặc không đồng ý
– Học sinh lí giải phù hợp
+ Trong cuộc sống, con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng trân quý. nhưng trân trọng nhất có lẽ là tình cảm mẹ con.
+ Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng mà người mẹ dành cho con. Đó là sự yêu thương, nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng.
+ Tình mẫu tử cũng là sự biết ơn kính trọng mà người con dành cho mẹ của mình.
+ Mỗi con người chúng ta cần có trách nhiệm yêu thương mẹ.
+ Rèn luyện bản thân để trở thành một người có ích trong xã hội và đền đáp công lao dưỡng dục của mẹ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *