Đọc hiểu thơ: Khát vọng của Phạm Minh Tuấn

Đọc đoạn trích sau:

Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la?
Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa?
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa?
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư?

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông?
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung?
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc?
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư?

(Trích lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn)

* Ghi chú:

Phạm Minh Tuấn quê gốc ở vùng đất cách mạng Xuân Trường, Nam Định. Tên tuổi của ông đã trở nên gần gũi, thân quen với người yêu nhạc. Nhạc của ông không kỳ bí, không cao siêu, khó hiểu mà rất gần gũi, dễ hát. Ông thường dùng thơ để phổ nhạc, nên lời nhạc ngắn gọn nhưng súc tích, len lỏi sâu vào tâm hồn người nghe. Cuộc sống là nguồn cảm hứng vô tận trong ông, tình yêu quê hương, đất nước là đề tài quen thuộc với ông.

Bài thơ được sáng tác từ mùa xuân năm 1985, phổ nhạc từ ý bài thơ “Nhờ Đảng, tôi biết được” của Đặng Viết Lợi. Bài thơ “Khát vọng” vẫn luôn giữ được sự tươi mới, hừng hực khí thế và đầy tính thời sự. Bài thơ đã đi vào lòng người nghe mấy chục năm qua khiến lòng ta xốn xang, xao xuyến.

Đọc hiểu thơ: Khát vọng của Phạm Minh Tuấn

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Thể thơ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?

Click vào đây để xem đáp án

Thể thơ: Tự do

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

Click vào đây để xem đáp án

Đoạn thơ là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy sống một cuộc đời ý nghĩa, phải sống tích cực, không ngừng vươn lên và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống để đóng góp cho xã hội và thế giới xung quanh.

Câu 3: Qua câu “Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông?”, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?

Click vào đây để xem đáp án

Câu thơ “Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông?” tác giả muốn nhắn nhủ: Mỗi người cần phải có khát vọng mãnh liệt, mạnh mẽ, sống phải có trách nhiệm phải làm đổi thay cuộc sống, góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước.

Câu 4: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong những câu thơ sau:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Click vào đây để xem đáp án

– Biện pháp tu từ : điệp ngữ “Hãy sống như”
– Tác dụng:
+ Điệp ngữ “Hãy sống như” làm cho lời thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, và nhịp nhàng hơn.
+ Qua phép tu từ điệp ngữ, tác giả muốn nhắc nhở người đọc về việc sống tích cực, sống có lí tưởng, có ích cho cuộc đời.
+ Mỗi lần lặp lại “Hãy sống như” là một lần tác giả kêu gọi, thúc giục người đọc sống theo những phẩm chất cao đẹp được nhắc đến.

Câu 5: Lời thơ gợi cho em những suy nghĩ như thế nào về cuộc sống của chính mình?

Click vào đây để xem đáp án

Gợi ý : (HS có thể có những suy nghĩ khác)
– Đoạn thơ gợi trong ta không ít những suy nghĩ về cuộc sống của mình:
+ Em tự hỏi bản thân rằng mình đã biết yêu nguồn cội của mình chưa? Có khát vọng vươn tới những tầm cao, có cống hiến và yêu thương vô điều kiện chưa? Em đã đối mặt với những thử thách ra sao và và có những ước mơ gì?
+ Em tự nhận ra rằng cuộc sống của mình đang rất nhàm chán và tẻ nhạt và thiếu trách nhiệm. Đôi lúc em vô ơn với cha mẹ của mình, em sống thiếu mục tiêu, không cố gắng hết mình để biến ước mơ thành hiện thực.
+ Em nhận ra mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để có một cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Câu 6: Theo em qua đoạn thơ trên, tác giả muốn gửi đến người đọc những bài học gì?

Click vào đây để xem đáp án

Lời bài hát đem đến bài học
+ Bài học về ước mơ, lý tưởng, khát vọng đẹp cần có ở mỗi người trong cuộc sống. Con người sống phải hết mình, sống có nhiệt huyết, có ước mơ khát vọng.
+ Dù là ai, ở đâu, làm gì, bản thân cần khắc phục hoàn cảnh, cố gắng vươn lên, đóng góp phần nhỏ bé nhưng tốt đẹp cho cuộc đời chung có như thế cuộc đời của chúng ta mới có ý nghĩa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *