Đọc hiểu thơ: Hoa dong riềng của Nguyễn Đức Mậu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Hoa dong riềng
Nguyễn Đức Mậu

Hoa dong riềng chợt bừng lên sắc đỏ
khi tôi về thăm lại mảnh vườn xưa
Hoa như thầm nhắc cho tôi nhớ
ngày xưa lùi xa như vệt khói xa mờ
củ dong riềng mẹ luộc
cơn đói xót lòng trũng mắt vàng da
từ tôi về tuổi thơ
gần hết một đời người
mà chớp mắt đã thành dĩ vãng
từ tôi về tuổi thơ
dài hơn hai cuộc chiến
tôi đã đi qua những dòng sông đỉnh núi cánh rừng
bàn chân đạp đá tai mèo và sắc nhọn mảnh bom
bàn chân lội qua đầm lầy, cái chết
thi thoảng tôi vẫn gặp
dong riềng đỏ hoa trong giấc tôi mơ, trên những triền đồi
màu hoa tựa cánh chuồn ớt đỏ
dọc đường tôi đi từng chấm nhỏ xa vời
Hoa dong riềng sót lại chờ tôi
ơi màu hoa thuở đói nghèo kham khổ
mình thoáng chốc đã thành xưa cũ
màu hoa tuổi thơ đỏ đến bây giờ.

(http://vannghequandoi.com.vn/tho/chum-tho-cua-tac-gia-nguyen-duc-mau_12161.html)

Đọc hiểu thơ: Hoa dong riềng của Nguyễn Đức Mậu

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên.

Click vào đây để xem đáp án

Thể thơ của văn bản trên là tự do.

Câu 2: Ghi lại những câu thơ miêu tả hình ảnh hoa dong riềng. Theo em, hình ảnh hoa dong riềng trong bài thơ mang ý nghĩa gì?

Click vào đây để xem đáp án

– Những câu thơ miêu tả hoa dong riềng:

Hoa dong riềng chợt bừng lên sắc đỏ
Dong riềng đỏ hoa
dong riềng đỏ hoa trong giấc tôi mơ, trên những triền đồi
màu hoa tựa cánh chuồn ớt đỏ

– Hình ảnh hoa dong riềng trong bài thơ có ý nghĩa:

+ Loài hoa mang sắc đỏ tươi tắn, giản dị, mộc mạc của làng quê

+ Loài hoa như chứng nhân của cuộc đời nhà thơ (thuở đói nghèo, lúc trưởng thành đi qua hai cuộc kháng chiến, khi trở về quê hương)

+ Loài hoa biểu tượng cho quá khứ gian lao, cho sức sống, vẻ đẹp của quê hương; cho điểm tựa của gia đình, quê hương yêu dấu…

+ Loài hoa gợi nhớ, gợi thương…

Câu 3: Hình ảnh “bàn chân” được lặp đi lặp lại trong hai dòng thơ sau tạo nên hiệu quả diễn đạt như thế nào?

“bàn chân đạp đá tai mèo và sắc nhọn mảnh bom
bàn chân lội qua đầm lầy, cái chết”

Click vào đây để xem đáp án

Hình ảnh “bàn chân” được lặp đi lặp lại 2 lần trong hai dòng thơ trên có tác dụng:

– Tạo nên nhịp điệu thơ mạnh mẽ.

– Nhấn mạn những bước chân khỏe khoắn, can trường cũng như sự từng trải, vất vả, gian nan của nhà thơ trong hai cuộc kháng chiến.

Câu 4: Hoa dong riềng trong bài thơ là loài hoa giản dị của làng quê Việt Nam, nhưng với nhà thơ Nguyễn Đức Mậu nó vẫn có sức vẫy gọi và lay động tâm hồn mãnh liệt. Em hãy viết khoảng 6 dòng về một điều giản dị nhưng có sức lay động mãnh liệt đối với tâm hồn em và lí giải vì sao.

Click vào đây để xem đáp án

Bài làm cần đảm bảo yêu cầu sau:

– Hình thức: khoảng 6 dòng.

– Nội dung: Viết về điều giản dị nhưng có sức lay động mãnh liệt với tâm hồn của em và lí giải vì sao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *