Đọc hiểu thơ: Không Có Gì Tự Đến Đâu Con của Nguyễn Đăng Tấn

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Không có gì tự đến đâu Con

(1) Không có gì tự đến đâu Con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu phải một nắng hai sương.

(2) Không có gì tự đến dẫu bình thường
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kì.

(3) Dẫu bây giờ Cha Mẹ đôi khi,
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu Con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều.

(Trích Không có gì tự đến đâu con, Nguyễn Đăng Tấn, Lời ru vầng trăng, NXB Lao Động, 2000, tr.42)

Không Có Gì Tự Đến Đâu Con của Nguyễn Đăng Tấn

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Gợi ý: Xem xét cách ngắt nhịp, cấu trúc tự do không cố định số chữ trong mỗi dòng.

Click vào đây để xem đáp án
Thể thơ của đoạn thơ trên là: Thơ tự do.

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra trong khổ thơ (1) những điều cần phải trải qua để có được quả ngọt, hoa thơm và mùa bội thu.

Gợi ý: Tìm các câu thơ nói về quá trình nỗ lực và khó khăn.

Click vào đây để xem đáp án
Trong khổ thơ đầu, những điều phải trải qua để có được “quả ngọt”, “hoa thơm”, “mùa bội thu” là:

  • Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa.
  • Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
  • Mùa bội thu phải một nắng hai sương.

Câu 3 (1,0 điểm): Nêu cách hiểu của em về nội dung của những dòng thơ sau:
“Không có gì tự đến dẫu bình thường
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.”

Gợi ý: Tập trung vào ý nghĩa của sự nỗ lực và lao động trong cuộc sống.

Click vào đây để xem đáp án
  • Thành công không đến một cách ngẫu nhiên; để đạt được kết quả như mong muốn, mỗi cá nhân cần phải kiên trì lao động và phấn đấu không ngừng.
  • Những điều bình thường trong cuộc sống cũng cần trải qua quá trình lao động vất vả để đạt được giá trị của chúng. Hai câu thơ chứa đựng một thông điệp sâu sắc về sự cần thiết của nỗ lực trong cuộc sống.

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ thể hiện qua việc lặp lại cụm từ “không có gì tự đến” ở khổ thơ (1) và (2).

Gợi ý: Hãy xem cụm từ này được nhắc lại với mục đích nhấn mạnh điều gì.

Click vào đây để xem đáp án
  • Nhấn mạnh thông điệp của nhà thơ rằng mọi kết quả đều đến từ sự nỗ lực và kiên trì.
  • Thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm của người cha dành cho con.
  • Việc lặp lại cụm từ “không có gì tự đến” như một lời dặn dò, thủ thỉ tâm tình nhưng đầy sâu sắc của người cha đối với con.

Câu 5 (1,0 điểm): Từ nội dung của đoạn thơ trên, em hãy rút ra bài học về những việc cần làm để vượt qua khó khăn, thử thách trong hành trình khôn lớn của bản thân.

Gợi ý: Liên hệ bản thân về các hành động cần thiết khi đối mặt với thử thách.

Click vào đây để xem đáp án
  • Bình tĩnh, lạc quan trước mọi tình huống khó khăn, thử thách.
  • Xác định nguyên nhân và tìm cách giải pháp khắc phục.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh nếu cần thiết.
  • Học cách kiên trì, rèn luyện bản thân và luôn giữ tinh thần cầu tiến để đạt được mục tiêu.

 5 câu hỏi tự học ở nhà:

Câu hỏi 1: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích?

Câu hỏi 2: Em có cảm nhận như thế nào về tình yêu thương của cha mẹ qua đoạn thơ?

Câu hỏi 3: Câu thơ “Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều” gợi cho em suy nghĩ gì về cách giáo dục con cái trong gia đình?

Câu hỏi 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về câu thơ “Phải bằng cả đôi tay và nghị lực”.

Câu hỏi 5: Qua bài thơ, em hãy rút ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm tới con cái và thế hệ trẻ?

Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.

Đây là phần Đọc hiểu thơ Không Có Gì Tự Đến Đâu Con của Nguyễn Đăng Tấn được trích từ ngân hàng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2025 – 2026.
Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *