Đọc văn bản sau:
GỬI QUÊ
( Trích)
Tôi lớn lên trong vành nôi của sóng
Biển hát ru lúc mẹ bận trên đồng
Vị muối mặn đã biến thành máu thịt
Tôi bạn cùng cua cá với rêu rong
Cát thường cuốn vào ngôi trường tôi học
Sóng vỡ run run nét chữ đầu đời
Đất quê mặn nuôi ước mơ khó nhọc
Lúa ngô thêm màu xanh mướt, khôn nguôi
Thổi không ngơi cón gió sạm da người
Những nẻo đường rát bỏng bàn chân nhỏ
Sông mùa lũ nước bò vào tận ngõ
Chim hải âu với cô bợ chung đàn.
(Trần Văn Lợi, in trong Miền gió cát, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1999, tr9)
Tác giả Trần Văn Lợi sinh năm 1976 tại Nam Định, là nhà giáo, nhà thơ. Sáng tác của Trần Văn Lợi thể hiện một tâm hồn phong phú, luôn gắn bó sâu sắc với làng quê, niềm hoài cổ, nuối tiếc những vẻ đẹp đã qua. Một số tập thơ đã xuất bản của tác giả: Miền gió cát (2000), Lật mùa (2005), Bàn tay châu thổ (2010), Đã như là hóa thạch những mồ hôi (2019)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên?
Click vào đây để xem đáp án
Câu 2. Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ nào?
Click vào đây để xem đáp án
Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ xuất hiện trực tiếp qua từ “ tôi”
Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai dòng thơ:
“Tôi lớn lên trong vành nôi của sóng
Biển hát ru lúc mẹ bận trên đồng”
Click vào đây để xem đáp án
Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai dòng thơ: “
Tôi lớn lên trong vành nôi của sóng
Biển hát ru lúc mẹ bận trên đồng”
– Làm cho hình ảnh sóng , biển hiện ra mang tâm hồn, cảm xúc của người mẹ – người mẹ quê hương. Với biện pháp tu từ này, sóng trở thành vành nôi êm đềm để “ tôi” lớn lên, biển trở thành người mẹ cất lời ru nâng giấc. Trong âm điệu lời hát êm ái, ngọt ngào và vành nôi ấy, “ tôi” đã được nuôi nấng, khôn lớn, trưởng thành….Biện pháp nhân hóa giúp làm tắng sức gợi hình, gợi cảm của hình ảnh thơ.
– Thể hiện tình yêu, sự xúc động, gắn bó….sâu sắc với quê hương của tác giả và tạo ấn tượng cho người đọc.
Câu 4. Em hiểu như thế nào về dòng thơ: “Đất quê mặn nuôi ước mơ khó nhọc”?
Click vào đây để xem đáp án
Cách hiểu về dòng thơ: “Đất quê mặn nuôi ước mơ khó nhọc” :
-Thể hiện những khó khăn, nhọc nhằn mà tuổi thơ “tôi”đã trải qua ở vùng quê ven biển.
– Cho thấy những khó nhọc từ vùng quê nghèo khó đã nuôi lớn những ước mơ, hoài bão và đã trở thành động lực để “ tôi” thực hiện được ước mơ của mình.
Thể hiện sự xúc động, tri ân đối với quê hương
Câu 5. Văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của quê hương đối với mỗi con người ? (trình bày khoảng 5 – 7 dòng)
Click vào đây để xem đáp án
-Từ văn bản” Gửi quê”, ta thấy quê hương không chỉ đơn thuần là nơi chôn rau cắt rốn mà còn là nguồn cội nuôi dưỡng cả tâm hồn và thể chất, là điểm tựa vững chắc trong cuộc đời của mỗi con người.
– Quê hương là nơi lưu giữ những kỉ niệm sâu đậm nhất, là điểm tựa tinh thần mà mỗi con người tìm về khi cảm thấy lạc lõng hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống.Hình ảnh “sông mùa lũ bò vào tận ngõ” hay “lúa ngô them màu xanh mướt”không chỉ miêu tả vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên mà còn phản ánh khát vọng và đổi thay và phát triển từ chính mảnh đất ấy. Quê hương dạy con người biết yêu thương, trân trọng những điều giản dị và nuôi dưỡng lòng biết ơn, niềm tự háo về cội nguồn. Dù đi xa đến đâu, kí ức về quê hương vẫn là sợi dây kết nối thiêng liêng, nhắc nhở ta về nơi mình sinh ra và lớn lên. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần ghi nhớ, trân trọng và gữi gìn những giá trị quý báu mà quê hương mang lại, bởi đó là hành trang tình thần không có gì có thể thay thế được.
Câu 6. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ của em về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Gửi quê được dẫn ở phần Đọc hiểu.
Click vào đây để xem đáp án
Gợi ý:
* Mở đoạn:
– Giới thiệu tác giả và bài thơ
– Cảm xúc chung về hình ảnh thiên nhiên hoặc một yếu tố nào đó về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ.
*Thân đoạn:
– Nêu cụ thể cảm xúc về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc:
+ Nội dung: Thiên nhiên trong bài thơ hiện lên gần gũi, thân thuộc và gắn bó sâu sắc với cuộc sống con người Biển được nhân hóa qua hình ảnh hát ru lúc mẹ bận trên đồng, trở thành người bạn đồng hành, chăm sóc tuổi thơ tác giả…
+ Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, gợi tả, phù hợp với vẻ đẹp bình dị của quê hương ven biển. Các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, từ láy, ….nhịp thơ chậm rãi, uyển chuyển càng tăng thêm cảm giác thân thương, gần gũi như chính hơi thở của quê hương. Tất cả góp phần làm nên bức tranh quê hương vừa chân thực, vừa giàu cảm xúc.
*Kết đoạn: Khẳng định lại cảm nghĩ về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ.