Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
…
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”
Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết…
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương
(Tế Hanh, trích Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh: Tế Hanh, Chính Hữu, NXB Văn học, 2006)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Xác định đề tài bài thơ.
Click vào đây để xem đáp án
Thể thơ: 8 chữ
Đề tài: Quê hương
Câu 2. Những kỉ niệm nào gắn với dòng sông tuổi thơ được nhà thơ Tế Hanh nhắc đến trong bài thơ “Nhớ con sông quê hương”?
Click vào đây để xem đáp án
Những kỉ niệm gắn với dòng sông tuổi thơ được nhà thơ Tế Hanh nhắc đến trong bài thơ “Nhớ con sông quê hương” là:
– bơi lội
– kỉ niệm mối tình đầu
– tắm trên sông
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
”Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng”
Click vào đây để xem đáp án
– BPTT: So sánh.
– Tác dụng: Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không “chiếu”, không “soi”, mà là “tỏa”, có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.và người bà.
Câu 4. Tác giả thể hiện cảm xúc, tâm trạng gì qua những câu thơ:
“Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương”
Click vào đây để xem đáp án
Khẳng định tấm lòng thủy chung, sự gắn bó bền chặt của tác giả đối với quê hương/con sông quê hương.
– Niềm tin vào ngày trở về, đoàn tụ với quê hương.
– Niềm tin vào ngày đất nước thống nhất.
Câu 5. Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của những kỉ niệm tuổi thơ đối với cuộc sống của mỗi con người.
Click vào đây để xem đáp án
Ký ức tuổi thơ có vai trò quan trọng đối với tinh thần mỗi người.
– Khi nhớ về những kỷ niệm đẹp, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và trân trọng quãng thời gian đã qua.
– Kí ức tuổi thơ của chúng ta gắn bó với mái nhà, với gia đình, với bạn bè, với đường làng ngõ xóm, nơi chúng ta sinh ra.
– Góp phần nuôi nấng tâm hồn ta ngay từ thuở ban đầu.
– Chính những kí ức tuổi thơ khiến con người trưởng thành hơn, chín chắn hơn, mang đến cho ta những bài học quý giá không gì sánh được.
– Kí ức tuổi thơ không chỉ là kỉ niệm của mỗi người mà nó còn là nguồn gốc làm nên tâm hồn của chính họ, giúp chúng ta biết yêu thương, trân trọng cuộc sống này hơn.
Câu 6. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm nghĩ của em về khổ thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Click vào đây để xem đáp án
Gợi ý:
a. Mở đoạn: Giới thiệu vị trí đoạn trích, tên tác giả, tác bài thơ; ấn tượng chung về đoạn thơ.
b. Thân đoạn:
– Cảm nghĩ về nội dung: niềm tự hào với quê hương, thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương khiến ngừi đọc rung rung xúc động.
+ Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người
+ Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng trong ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện ra..
=> một khung cảnh thơ mộng, gợi lên trong lòng người đọc một cảm giác bình yên và thanh thản..
* Về nghệ thuật: Nhà thơ đã dùng biện pháp so sánh ngầm (ẩn dụ), nhân hoá đã khắc họa rõ nét tình cảm sâu nặng, nỗi nhớ da diết của nhà thơ..
c. Kết đoạn: Khẳng định lại cảm nghĩ.