Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ĐAU LÒNG LŨ LỤT MIỀN TRUNG
Mưa giăng mắc nỗi buồn nhân thế
Mờ chân mây dâu bể đón đưa
Ai làm bão tố gió mưa
Đời chan nước mắt, héo dưa kiếp người!Ngày rát mặt, ngang trời mưa đổ
Đêm giá băng sương nhỏ lệ rơi
Mây đen phủ kín bầu trời
Sinh linh chết đứng giữa trời nước non!Nghe gió thổi lòng cồn bão tố
Tiếng mưa rơi thác đổ ngàn xa
Lũ ơi, sấp ngửa ập oà
Nước ơi, trắng xoá lệ nhoà bóng quê!Mưa gấp khúc đường về nẻo cũ
Bong bóng trôi theo lũ cuốn đê
Bàn tay kêu cứu – tái tê
Thò qua mái ngói bốn bề nước trôi!Nhìn trẻ nhỏ màn trời chiếu nước
Các cụ già rét mướt tái xanh
Cuộc đời lúc rách lúc lành
Người mình chia sẻ đã thành bản năng!Cùng một bọc, chung cành chung gốc
Nào cùng chia bão lốc gió sương“Nhiễu điều phủ lấy giá gương”…!
(Phạm Ngọc San trích Khoảng lặng xôn xao NXB hội nhà văn 2018)
Câu 1 (0,5 điểm): Hãy chỉ ra nhịp thơ trong đoạn thơ trên.
Gợi ý: Xem cách ngắt nhịp ở các dòng thơ thất ngôn và lục bát.
Câu 2 (0,5 điểm): Xác định các từ ngữ trong bài thơ cho thấy lũ lụt Miền Trung là một thiên tai nghiêm trọng?
Gợi ý: Tìm các từ mô tả sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên.
Câu 3 (1 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá có trong câu thơ sau:
“Mưa giăng mắc nỗi buồn nhân thế
Mờ chân mây dâu bể đón đưa.”
Gợi ý: Nhân hoá giúp hiện tượng thiên nhiên có cảm xúc như con người, làm rõ hơn nỗi đau và sự thảm khốc.
Câu 4 (1 điểm): Cho biết cụm từ “cùng một bọc” khiến người đọc liên tưởng đến câu chuyện nào? Việc gợi nhắc câu chuyện đó trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Gợi ý: Hãy tìm mối liên hệ giữa cụm từ “cùng một bọc” với truyền thuyết dân gian về nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
Câu 5 (1 điểm): Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày tình cảnh của người dân sống giữa thiên tai được thể hiện trong bài thơ?
Gợi ý: Tập trung vào các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ nói về hoàn cảnh của người dân.