Đọc hiểu NLXH: Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém (Lâm Ngữ Đường)

Phần I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70 – 71)

Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém (Lâm Ngữ Đường)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định vấn đề chính của ngữ liệu trên?
Gợi ý: Đọc đoạn văn và tập trung vào nội dung cốt lõi mà tác giả muốn truyền tải.

Click vào đây để xem đáp án
Vấn đề chính bàn về đức tính khiêm tốn.

Câu 2 (0.5 điểm): Trong đoạn văn thứ nhất, người có tính khiêm tốn có biểu hiện như thế nào?
Gợi ý: Chú ý những từ khóa nêu lên đặc điểm của người khiêm tốn trong đoạn văn.

Click vào đây để xem đáp án
Người có tính khiêm tốn có biểu hiện:

  • Người có tính khiêm tốn có biểu hiện:- Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.- Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa

Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?
Gợi ý: Xác định những cụm từ được liệt kê và suy nghĩ về ý nghĩa của chúng trong việc làm rõ nội dung.

Click vào đây để xem đáp án
Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của tính khiêm tốn như: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm,...
Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn, giúp người đọc dễ dàng hình dung về đức tính này.

Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”?
Gợi ý: Phân tích ý nghĩa của hình ảnh so sánh trong câu nói.

Click vào đây để xem đáp án
Tài nghệ của mỗi người quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn. Kiến thức của con người vô cùng mênh mông, như đại dương bao la. Vì vậy, cần khiêm tốn để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

Câu 5 (1.0 điểm): Anh/chị có đồng tình với ý kiến: "Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi"? Vì sao?
Gợi ý: Hãy nêu quan điểm và giải thích lý do rõ ràng.

Click vào đây để xem đáp án
Đồng tình với quan điểm trên.

  • Vì:
    • Tài năng là cái vốn có, nhưng chỉ thực sự phát huy khi có thêm kiến thức và vận dụng tốt vào thực tiễn.
    • Kiến thức là vô hạn và không ngừng thay đổi, cần học hỏi liên tục để làm phong phú tri thức của bản thân.

5 Câu hỏi tự học ở nhà

Câu hỏi 1: Dựa vào văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu suy nghĩ của em về vai trò của khiêm tốn trong cuộc sống.

Câu hỏi 2: Trong cuộc sống thực tế, em đã từng gặp hoặc nghe về một người có tính khiêm tốn. Hãy kể lại một câu chuyện ngắn minh chứng cho điều đó.

Câu hỏi 3: Nếu không có đức tính khiêm tốn, con người có thể gặp những hậu quả gì? Em hãy trình bày quan điểm của mình.

Câu hỏi 4: Hãy tìm và chép lại một câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về đức tính khiêm tốn mà em tâm đắc nhất. Nêu cảm nhận của em về câu nói đó.

Câu hỏi 5: Theo em, làm thế nào để mỗi người có thể rèn luyện đức tính khiêm tốn trong học tập và cuộc sống?

Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.

Đây là phần Đọc hiểu NLXH Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém Lâm Ngữ Đường được trích từ ngân hàng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2025 – 2026.

Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *