Đọc hiểu thơ: Ăn Tết Với Mẹ của Vĩnh Mai

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) 

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

    ĂN TẾT VỚI MẸ 

Con là cán bộ phương xa đến
Ăn tết hôm nay với mẹ già
Ngồi bên bếp lửa sáng loà
Con nghe mẹ kể gần xa trầm trồ: 

– Mẹ thương đoàn lính Cụ Hồ
Hôm nay ăn tết ở vô phương nào
Đồng lương chẳng có là bao
Có không cũng ở đồng bào mà thôi
Mẹ già, chợ búa xa xôi
Con ăn với mẹ lưng xôi mẹ mừng
Tết xưa bánh mật bánh chưng
Mà chưa độc lập cũng không vui gì…”

Mẹ ngồi, mẹ nói, mẹ khoe
Vườn rau mẹ tốt, nương chè mẹ xanh
– “Mình đây cực khổ cũng đành
Tết ni tiết kiệm để dành sang năm 

Phòng khi bộ đội về làng
Không chi thì cũng khoai lang nước chè
Anh em cực khổ nhiều bề
Có con có mẹ đi về là vui…”

Lửa vờn nồi nước bừng sôi
Con nghe ngon miệng lưng xôi vợi dần
Mẹ rằng: “Con cố mà ăn
Chỉ con với mẹ để phần cho ai?”
Mẹ ngồi mẹ ngó con nhai
Mẹ nhìn con nuốt mà hai mắt cười
Bỗng nhiên mắt mẹ sáng ngời:
– “Tết ni Cụ1 đã mấy mươi tuổi rồi?”
Bên bếp lửa ngồi nghe mẹ kể
Con thấy lòng thấm thía tình thương
Ngày mai con bước lên đường
Mẹ ơi! Con mẹ coi thường gian lao 

                                      (Vĩnh Mai, Đất đen và hoa thắm, NXB Hội Nhà văn, 1982)

Ăn Tết Với Mẹ của Vĩnh Mai

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thể thơ của văn bản trên?

Gợi ý: Hãy quan sát cách gieo vần và nhịp điệu của các câu thơ để xác định thể thơ.

Click vào đây để xem đáp án
Thể thơ của văn bản là song thất lục bát.
Câu 2 (1 điểm): Ghi lại những từ ngữ khắc họa hình ảnh người mẹ trong khổ thơ đầu tiên. Qua những từ ngữ đó, em có cảm nhận như thế nào về người mẹ ấy?

Gợi ý: Tìm các từ ngữ trong khổ thơ đầu miêu tả hành động, lời nói, và tình cảm của người mẹ.

Click vào đây để xem đáp án
  • Những từ ngữ khắc họa hình ảnh người mẹ trong khổ thơ đầu: mẹ kể, mẹ thương đoàn lính Cụ Hồ, Mẹ già, chợ búa xa xôi, mẹ mừng.
  • Cảm nhận:
    • Người mẹ có tuổi, tần tảo, giàu tình yêu thương và lòng yêu nước.
    • Mẹ gần gũi, ấm áp, luôn quan tâm đến bộ đội và vui mừng khi có con về ăn Tết.
Câu 3 (0.5 điểm): Từ ngữ địa phương như “ni” “chi” trong văn bản Ăn tết với mẹ có ý nghĩa, tác dụng gì?

Gợi ý: Chú ý đến cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả để thể hiện tính cách hoặc nguồn gốc của nhân vật.

Click vào đây để xem đáp án
Từ ngữ địa phương như “ni” và “chi” mang lại màu sắc đặc trưng của vùng miền, góp phần khắc họa lời nói mộc mạc, chân chất của người mẹ miền Trung. Qua đó, hình ảnh người mẹ hiện lên gần gũi và giàu tình yêu thương.
Câu 4 (1 điểm): Việc sử dụng phép điệp cấu trúc và phép liệt kê trong hai dòng thơ Mẹ ngồi, mẹ nói, mẹ khoe/ Vườn rau mẹ tốt, nương chè mẹ xanh mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?

Gợi ý: Tìm hiểu cách các biện pháp tu từ này nhấn mạnh hoặc làm nổi bật hình ảnh người mẹ.

Click vào đây để xem đáp án
Hiệu quả nghệ thuật:

  • Tạo nhịp điệu cho câu thơ, giúp câu thơ trở nên sinh động hơn.
  • Khắc họa đậm nét cử chỉ, hành động của mẹ, gợi lên hình ảnh người mẹ chân thành, tần tảo, và vui mừng khi có con bên cạnh.
  • Làm nổi bật đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của mẹ trong việc chăm sóc vườn rau, nương chè.
  • Bộc lộ tình cảm yêu thương, kính trọng của tác giả đối với mẹ.
Câu 5 (1 điểm): Từ hình ảnh người mẹ trong bài thơ, em có suy nghĩ cảm nhận gì về người phụ nữ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ và hiện nay?

Gợi ý: Liên hệ với bối cảnh lịch sử và vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày nay.

Click vào đây để xem đáp án
  • Thời kháng chiến chống Mỹ: Người phụ nữ Việt Nam là những người mẹ hiền hậu, chất phác, chịu thương chịu khó. Họ không chỉ đảm đang công việc nhà mà còn hết lòng yêu thương bộ đội, sẵn sàng hy sinh vì đất nước.
  • Hiện nay: Phụ nữ Việt Nam vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, tần tảo và giàu tình yêu thương. Đồng thời, họ cũng tự tin vươn lên, học tập, làm việc, và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

5 Câu hỏi tự học ở nhà

Câu hỏi 1: Em hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh “bếp lửa” trong bài thơ.

Câu hỏi 2: Tìm các chi tiết trong bài thơ cho thấy sự hi sinh và tần tảo của người mẹ. Qua đó, em có cảm nhận gì về người mẹ?

Câu hỏi 3: Trong bài thơ, vì sao tác giả lại nhắc đến “đoàn lính Cụ Hồ”? Điều này có ý nghĩa gì trong việc khắc họa tình yêu nước của mẹ?

Câu hỏi 4: Em hãy chỉ ra và phân tích các yếu tố ngôn ngữ địa phương trong bài thơ. Những yếu tố này giúp thể hiện gì về tình cảm của nhân vật người mẹ?

Câu hỏi 5: Qua bài thơ “Ăn Tết với mẹ”, em có thể rút ra bài học gì về lòng biết ơn đối với gia đình và quê hương?

Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.

Đây là phần Đọc hiểu Ăn Tết Với Mẹ của Vĩnh Mai được trích từ ngân hàng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2025 – 2026.
Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *