PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hưởng thụ, hay chỉ trải qua? Kết quả khác nhau chính là sự mãn nguyện. Khi chỉ trải qua, chúng ta thường hay băn khoăn: Phải chăng đó đã là cái đẹp thực sự? Chuyến du ngoạn đáng giá? Bữa ăn đáng tiền? Phải chăng chiếc điện thoại đó là “đỉnh” nhất? Chiếc áo đó đã là đẹp nhất? Phải chăng ta đã có được thứ tương xứng với những gì ta bỏ ra? Những người thực sự hưởng thụ thì không băn khoăn, mà thường mãn nguyện. Những người thực sự tận hưởng hạnh phúc cũng vậy, họ mãn nguyện. Niềm vui đôi khi bị thúc đẩy bởi nhu cầu phải hét toáng lên cho cả thế gian. Nhưng sự mãn nguyện thường có khuôn mặt rất lặng lẽ, và hiếm khi phô trương.
Tôi nhận ra rằng để hưởng thụ thực sự, chúng ta cần phải học hỏi và có hiểu biết nhất định về điều ta đang làm, đang tận hưởng, đang thưởng thức. Biết mình có gì, hiểu thứ mình có, và biết cách tận hưởng tối đa những gì mình xứng đáng được hưởng, đó mới là hưởng thụ”.=(Phạm Lữ Ân, Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, tr.202)
Câu 1. Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
Gợi ý: Tìm các cách thức tác giả sử dụng để trình bày quan điểm trong đoạn trích.
Câu 2. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?
Gợi ý: Xác định nội dung chính mà đoạn trích muốn làm rõ.
Câu 3. Anh/chị hiểu sự khác biệt giữa trải qua và hưởng thụ thực sự là gì?
Gợi ý: Phân biệt hai khái niệm dựa trên nội dung đoạn trích.
Câu 4. Quan điểm của người viết được thể hiện trong văn bản trên là gì?
Gợi ý: Tìm những luận điểm chính mà tác giả muốn nhấn mạnh.
Câu 5: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “để hưởng thụ thực sự, chúng ta cần phải học hỏi và có hiểu biết nhất định về điều ta đang làm, đang tận hưởng, đang thưởng thức”?
Gợi ý: Nêu ý kiến cá nhân và lý giải phù hợp.
5 Câu hỏi tự học ở nhà
Câu hỏi 1: Phân biệt giữa “hưởng thụ” và “trải qua” theo quan điểm trong đoạn trích. Anh/chị có thể đưa ra ví dụ cụ thể trong cuộc sống để làm rõ sự khác biệt này không?
Câu hỏi 2: Trong đoạn trích, tác giả đề cập rằng người thực sự hưởng thụ không băn khoăn. Anh/chị hiểu điều này như thế nào? Tại sao sự mãn nguyện lại không đi kèm với sự phô trương?
Câu hỏi 3: Theo đoạn trích, tại sao việc hiểu rõ giá trị của những gì mình có lại quan trọng trong việc hưởng thụ cuộc sống? Anh/chị có đồng ý với quan điểm này không?
Câu hỏi 4: Tại sao tác giả lại nhấn mạnh rằng sự mãn nguyện của người hưởng thụ thường rất lặng lẽ và hiếm khi phô trương? Hãy cho ví dụ về những trường hợp thực tế trong cuộc sống để làm rõ quan điểm này.
Câu hỏi 5: Dựa trên đoạn trích, anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả về việc cần phải học hỏi và hiểu biết để hưởng thụ cuộc sống một cách trọn vẹn? Tại sao?
Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.
Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!