CÁCH LÀM ĐỌC HIỂU TRUYỆN MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
* Những yêu cầu cơ bản:
– Nhận biết không gian, thời gian
– Nhận biết lời kể, ngôi kể, lời người kể chuyện và lời nhân vật
– Nhận biết được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.
– Nhận biết được đề tài, câu chuyện, sự kiện, chi tiết tiêu biểu trong truyện.
– Nhận biết được nhân vật, những đặc điểm của nhân vật, đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện trong tác phẩm.
– Nhận biết được ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm.
– Nhận biết được đặc trưng của truyện; nhận biết các thủ pháp nghệ thuật; nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện…
– Nhận biết được bối cảnh lịch sử- văn hóa được thể hiện trong văn bản truyện.
* Một số câu hỏi và cách trả lời:
Dạng 1: Xác định ngôi kể trong văn bản
– Để xác định được ngôi kể cần nắm được:
+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể xưng “tôi” hoặc một hình thức tự xưng tương đương. Tùy theo mức độ tham gia vào mạch vận động cốt truyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác hay xuất hiện với vai trò tác giả “lộ diện”. Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường là người kể chuyện hạn tri (không biết hết mọi chuyện), trừ trường hợp ở vai trò tác giả “lộ diện” vận dụng quyền năng “biết hết” của mình.
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm như một nhận vật, không tham gia vào mạch vận động của cốt truyện và chỉ được nhận biết qua lời kể. Người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín trong nội tâm nhân vật, do vật có khả năng trở thành người kể chuyện toàn tri (biết hết mọi chuyện), song người kể chuyện ngôi thứ ba có sử dụng quyền năng toàn tri hay không còn tùy thuộc vào nguyên tắc tổ chức truyện kể của từng tác phẩm.
– Cách trả lời: Ngôi kể trong văn bản là…….
Dạng 2: Xác định điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn.
– Muốn trả lời được câu hỏi này cần phải hiểu được một cách khái quát điểm nhìn trần thuật là vị trí, điểm quan sát mà người kể chuyện lựa chọn để kể lại câu chuyện của mình cho người đọc. Có thể phân chia điểm nhìn trong tác phẩm tự sự thành nhiều loại khác nhau:
+ Điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật được kể.
+ Điểm nhìn bên ngoài (miêu tả sự vật, con người ở những bình diện ngoại hiện, kể về những điều mà nhân vật không biết)
+ Điểm nhìn bên trong (kể và tả xuyên qua cảm nhận, ý thức của nhân vật)
+ Điểm nhìn không gian (nhìn xa – nhìn gần)
+ Điểm nhìn thời gian (hiện tại – quá khứ)
+ Điểm nhìn mang tính tâm lí, tư tưởng
– Cách trả lời: Điểm nhìn trong văn bản là……….
Dạng 3: Xác định đề tài, chủ đề của văn bản
– Để xác định đề tài cần trả lời được các câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì?(hiện tượng, phạm vi cuộc sống)
+ Để xác định được chủ đề, phải trả lời được câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu lên là gì?
+ Cần phân biệt đề tài với chủ đề
– Đề tài Chủ đề
+ Là phương tiện khách quan của nội dung tác phẩm văn học
+ Là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học
+ Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài (hệ thống đề tài) trong đó có một đề tài chính
Ví dụ: Đề tài của tác phẩm Chí Phèo: Người nông dân trong xã hội cũ là vấn đề chính mà văn bản biểu đạt, là con đường mà nhà văn đưa người đọc thâm nhập vào tác phẩm.
– Một tác phẩm có thể có nhiều chủ đề, trong đó có chủ đề chính và chủ đề phụ.
Ví dụ: Chủ đề của tác phẩm Chí Phèo: Số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến bị bần cùng hóa. Qua đó nhà văn Nam Cao đã lên án sâu sắc xã hội tàn bạo, chà đạp lên nhân phẩm con người, đồng thời thể hiện tình thương yêu sâu sắc và niềm tin vào bản chất lương thiện của họ.
– Cách trả lời:
+ Với câu hỏi xác định đề tài: Trả lời ngắn gọn bằng một cụng từ hoặc một câu văn ngắn.
+ Với câu hỏi xác định chủ đề:
+ Nêu vấn đề cơ bản của đoạn trích truyện ngắn
+ Nêu tư tưởng, tình cảm của tác giả.
* Dạng 4: Xác định không gian trong văn bản
– Để trả lời được câu hỏi này, cần lưu ý những đặc điểm về không gian:
+ Không gian trong thần thoại: không gian vũ trụ nguyên sơ với nhiều cõi khác nhau(cõi trời, cõi đất, cõi nước)
+ Không gian trong sử thi: không gian kì vĩ, không gian cộng đồng, bao goomg không gian thiên nhiện, không giian xã hội.
+ Không gian trong truyện ngắn, tiểu thuyết:không gian ngoại cảnh, gần gũi, gắn bó với cuộc sống con người; không gian tâm trạng mang tính chất riêng tư, cá thể.
– Cách trả lời: Không gian trong văn bản là………
* Dạng 5: Xác định thời gian trong văn bản:
– Trong thần thoại: là thời gian của quá khứ thời nguyên thủy, không được xác định cụ thể. Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ.
+ Trong sử thi: là thời gian quá khứ thiêng liêng, thuộc về một thời đại xa xưa được cộng đồng ngưỡng mộ.
+ Trong truyện ngắn, tiểu thuyết: Thời gian tuyến tính; thời gian lồng ghép; không theo trật tự tuyến tính; thời gian đồng hiện.
– Cách trả lời: Thời gian trong văn bản là………
* Dạng 6: Xác định sự việc, chi tiết tiêu biểu
– Để trả lời được câu hỏi này cần nắm được:
+ Sự việc là cái xảy ra được nhận có ranh giới rõ rang, phân biệt với những cái xảy ra khác. Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác.
+ Chi tiết tiêu biểu là chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ sự việc.
– Cách trả lời: Các sự việc/ chi tiết tiêu biểu trong văn bản là……
* Dạng 7: Xác định nhân vật, đặc điểm của nhân vật:
– Để xác định nhân vật, đặc điểm của nhân vật cần nắm được:
+ Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Cũng có những trường hợp nhân vật trong tác phẩm văn học là thân linh, loài vật, đồ vật…nhưng khi ấy, chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm lí, ý chí hay khát vọng của con người.
+ Phân loại:
+ Nhân vật chính: Là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khái tác phẩm. Nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật.
+ Nhân vật trung tâm: là nhân vật chính, quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.
+ Nhân vật phụ: là nhân vật mang vai trò phụ trợ trong truyện, giữ vai trò kết nối, lien quan đến diễn biến câu chuyện.
+ Nhân vật văn học có thể là con người có tên, có thể là những con người không tên (thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia…), hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình-ta trong ca dao…)
+ Dấu hiệu nhận biết nhân vật: tên gọi, tiểu sử, nghè nghiệp, những đặc điểm riêng…Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đàu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những nhân vật giới thiệu ban đầu đó.
– Cách trả lời:
+ Nhân vật chính trong tác phẩm là……..
+ Những đặc điểm của nhân vật được thể hiện trong văn bản là……
CÁCH LÀM ĐỌC HIỂU TRUYỆN MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
* Những yêu cầu cơ bản:
– Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện.
-Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, lời kể, điểm nhìn trong tác phẩm, lời người kể chuyện, lời nhân vật.
– Phân tích được ý nghĩa/ tác dụng/vai trò của các yếu tố, các chi tiết tiêu biểu/ quan trọng, đề tài, câu chuyện và lí giải được mối quan hệ giữa các yếu tố này trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
– Phân tích được những đặc điểm của nhân vật, lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.
– Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm.
– Nêu được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, chỉ ra được những căn cứ để xác định chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
– Lí giải được tình cảm, thái độ của tác giả/ người kể chuyện với nhân vật trong văn bản.
– Phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.
– Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản.
– Phân tích được quan điểm của người viết về lịch sử, văn hóa được thể hiện trong văn bản.
– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.
– Hiểu và lí giải được một số đặc ddieeemr cơ bản của phong cách trong văn học (nếu có) thể hiện trong tác phẩm.
* Một số câu hỏi và cách trả lời:
Dạng 1: Tóm tắt cốt truyện:
– Đối với câu hỏi này cần nắm được khái niệm cốt truyện. Cốt Truyện là một hệ thống những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự.
– Cách tóm tắt:
+ Liệt kê các sự kiện chính
+ Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian
Dạng 2: Lý giải tác dụng của việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện, lựa chọn điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật.
– Cách trả lời:
+ Chỉ ra nhân vật người kể chuyện/điểm nhìn/lời người kể chuyện/lời nhân vật
+ Tác dụng:
Tác dụng của việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện:
+ Ngôi thứ nhất: Tạo sự chân thực trong lời kể; giúp người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, gần gũi.
+ Ngôi thứ ba: Tạo sự khách quan trong lời kể; giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do về những gì diễn ra với nhân vật.
Tác dụng của việc lựa chọn điểm nhìn:
+ Tạo cái nhìn khách quan về nhân vật
+Có thể dịch chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt
Tác dụng của lời người kể chuyện:
+Tạo không gian sử thi trang trọng, thành kính, góp phần khắc họa vẻ đẹp nhân vật (đối với riêng nhân vật sử thi)
+ Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá đối với sự việc, nhân vật, từ đó định hướng hình dung cho người đọc.
Tác dụng của lời nhân vật: Giúp nhà văn khắc họa tính cách nhân vật, tạo nên “lời ăn tiếng nói” riêng của nhân vật, truyền tải ý đồ nghệ thuật nhà văn muốn gửi gắm.
Dạng 3: Phân tích ý nghĩa, tác dụng của chi tiết tiêu biểu trong văn bản:
– Cách trả lời:
+ Chỉ ra chi tiết
+ Ý nghĩa của chi tiết
+ Về mặt nghệ thuật: Chi tiết đó là yếu tố quan trọng làm cho câu văn, đoạn văn them sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe; góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện.
+ Về mặt nội dung: Góp phần khắc họa đặc điểm, tính cách, phẩm chất của nhân vật; đặc điểm bức tranh cuộc sống, qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của nhà văn.
Dạng 4: Phân tích đặc điểm của nhân vật thần thoại, sử thi, truyện ngắn, tiểu thuyết; Lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong đoạn trích/tác phẩm.
– Cách trả lời:
+ Chỉ ra đặc điểm nhân vật
Đặc điểm của nhân vật trong thần thoại:
+ Các vị thần hoặc ngững con người có nguồn gốc thần linh
+ Có năng lực siêu nhiên
+ Hình dạng khổng lồ, kì dị, có sức mạnh phi thường
Đặc điểm của nhân vật trong sử thi:
+ Người anh hùng đại diện cho sức mạnh, phẩm chất và khát vọng của cộng đồng.
+ Hội tụ nhiều vẻ đẹp (thông minh, sức vóc phi thường, dung cảm, tốt bụng, luôn xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên)
Đặc điểm của nhân vật trong truyện ngắn:
+ Những con người cụ thể, mang tính cá thể, riêng biệt, đọc đáo…
+ Vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật:
+ Là nhân vật chính hay phụ, góp phần vào sự phát triển của cốt truyện++ Là phương tiện phản ánh đời sống, khái quát hiện thực
+ Là phương tiện thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả
+ Qua nhân vật, nhà văn gửi gắm tư tưởng, tình cảm, thông điệp về con người và xã hội, từ đó góp phần khẳng định tài năng của tác giả.
Dạng 5: Nêu chủ đề, tư tưởng của văn bản.
– Cách trả lời:
+ Chủ đề/tư tưởng của văn bản là…..(vấn đề được nói trong văn bản/ sự lí giải đối với chủ đề đã nêu, là điều tác giả muốn trao đổi, gửi gắm, đối thoại với người đọc)
Ví dụ: Trong Tắt đèn:
Chủ đề: sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường hào quan lại.
Tư tưởng: lên án thế lực hắc ám, hoành hành ở nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc và sự trân trọng, yêu thương người nông dân bị áp bức.
+ Qua đó, thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả đối với vấn đề được nói tới.
* Dạng 6: Lí giải tình cảm, thái độ của tác giả/ người kể chuyện với nhân vật trong văn bản.
– Cách trả lời:
+ Nêu tình cảm, thái độ của tác giả: Câu văn/đoạn văn/ văn bản thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả đối với….(đồng tình: yêu mến, trân trọng, ca ngợi, tự hào,…)/ không đồng tình: tố cáo, lên án, phản bác…)
+ Lí giải:
+ Tình cảm, thái độ đó chịu sự chi phối của các yếu tố: điểm nhìn giai cấp, thế hệ, hoàn cảnh lịch sử, địa lí, xã hội…
+ Tình cảm, thái độ đó góp phần thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà văn về con người và cuộc sống.
Dạng 7: Giải thích ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng truyện ngắn.
– Cách trả lời:
+ Các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn, tiểu thuyết;
+ Bút pháp miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, khắc họa ngoại hình độc đáo
+ Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế.
+ Sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
+ Giải thích ý nghĩa, tác dụng:
+ Xây dựng nhân vật chân thực, gần gũi với đời thường, đáp ứng với nhu cầu thưởng thức của độc giả.++ Khắc họa số phận, phẩm chất, tính cách của nhân vật
+ Thể hiện tài năng của tác giả
CÁCH LÀM ĐỌC HIỂU TRUYỆN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
* Những yêu cầu cơ bản:
– Rút ra thông điệp/bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.
– Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.
– Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử- văn hóa được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điếp của văn bản.
– Đánh giá được ý nghĩa, gia strij thông điệp, chi tiết, hình ảnh, những đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.
– Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giũa các tác phẩm truyện thuộc những nền văn học khác nhau; lien tưởng, mở rộng vấn đề để có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm.
– Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm.
– Đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có sự đánh giá phù hợp. Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản.
– Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiện bộ xã hội theo quan điểm cá nhân.
* Một số câu hỏi và cách trả lời:
Dạng 1: Rút ra thông điệp/bài học về tư tưởng nhận thức:
– Cách trả lời:
+ Thông điệp/bài học có ý nghĩa sâu sắc nhất: Chúng ta hãy/cần/nên/phải…
+ Lí giải: Em chọn thông điệp/ bài học trên vì……………….
Dạng 2: Đánh giá giá trị của chi tiết, hình tượng…trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.
– Cách trả lời:
+ Nêu ý nghĩa, giá trị của chi tiết/ hình tượng: Chi tiết/hình tượng trên có ý nghĩa quan trọng trong việc….(góp phần khắc họa đặc điểm, tính cách, phẩm chất của nhân vật; đặc điểm bức tranh cuộc sống, qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của nhà văn)
+ Đánh giá ý nghĩa/giá trị của chi tiết/hình tượng độc đáo, góp phần quan trọng làm nên thành công của tác phẩm.
Dạng 3: Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thuộc các nền văn học khác nhau.
– Cách trả lời:
+ Nêu tên tác phẩm liên hệ
+ Chỉ ra điểm tương đồng, gần gũi giữa hai tác phẩm
+ Lí giải vì sao có sự tương đồng, gần gũi ấy.