Cách làm bài thi đọc hiểu THPT đối với thể loại kịch

Bài viết Cách làm bài thi đọc hiểu THPT đối với thể loại kịch dưới đây sẽ đưa ra các tư liệu, hướng dẫn cụ thể cách tiếp cận và phân tích, giúp các em tự tin xử lý mọi dạng đề về thể loại thơ trong kỳ thi.

TÌM HIỂU KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KỊCH

1.1. Khái quát chung về kịch:

– Kịch là một trong ba loại hình cơ bản của nghệ thuật  ngôn từ gồm tự sự, trữ tình, kịch. Nếu tự sự chủ yếu sử dụng phương thức kể và tả, qua lời người kể chuyện để tái hiện đời sống; trữ tình dung phương thức biểu cảm và cái tôi trữ tình để biểu hiện tình cảm, thái độ trước hiện thực, thì kịch lại dùng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và cử chỉ, hành động của nhân vật để thể hiện những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống. Phần văn bản của kịch gọi là kịch bản. Kịch có thể đọc nhưng chỉ được thể hiện thông qua diễn viên trong vở diễn trên sân khấu.

– Kịch bao gồm nhiều thể loại:

+ Phân chia theo phương thức tổ chức và diễn xuất của ngôn ngữ có kịch hát, kịch thơ, kịch nói. Trong sân khấu truyền thống của Việt Nam, chèo tuồng là những thể loại kịch hát kết hợp với múa.

+ Về mặt nội dung, người ta chia thành bi kịch, hài kịch và chính kịch.

– Vở kịch thường được chia thành các hồi, mỗi hồi thể hiện một biến cố hay sự kiện trong cốt truyện kịch, thường được phân định bằng mở màn và hạ màn trên sân khấu. Sự kiện trong một hồi thường được diễn ra ở một địa điểm và không thay đổi. Lớp là một bộ phận của kịch mà thành phần nhân vật trên sân khấu không thay đổi. Khi thành phần nhân vật thay đổi thì kịch chuyển sang lớp khác.

1.2. Bi kịch và hài kịch:

Cách làm bài thi đọc hiểu THPT đối với thể loại kịch

DẠNG ĐỌC HIỂU MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

Những yêu cầu cơ bản:

– Nhận biết được đề tài, cốt truyện, nhân vật, hệ thống nhân vật, chi tiết tiêu biểu trong kịch.

– Nhận biết được tình huống, mâu thuẫn, xung đột, diễn biến xung đột kịch trong kịch

– Nhận biết lời thoại, lời chỉ dẫn sân khấu và hành động của nhân vật bi kịch

– Nhận biết được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong kịch

– Chỉ ra được các thủ pháp trào phúng trong hài kịch.

Một số câu hỏi và cách trả lời:

* Dạng 1: Nhận biết được cốt truyện trong đoạn trích kịch

– Đặc điểm nhận biết: căn cứ các sự kiện chính trong đoạn trích

– Cách trả lời: Cốt truyện của văn bản/đoạn trích trên là…(kể lại ngắn gọn các sự việc chính theo trình tự thời gian hoặc trình tự sự việc trước – sau)

* Dạng 2: Nhận biết được nhân vật chính của đoạn trích

– Đặc điểm nhận biết: căn cứ vào vai trò của nhân vật với cốt truyện và tần suất xuất hiện của nhân vật.

– Cách trả lời: Nhân vật chính trong đoạn trích trên là…..

* Dạng 3: Xác định tình huống kịch

– Đặc điểm nhận biết: Căn cứ vào sự việc xảy ra trong đoạn trích.

– Cách trả lời: Tình huống kịch của đoạn trích là….(nêu tình huống: xảy ra với ai?xảy ra khi nào?sự việc là gì?)

* Dạng 4:  Xác đinh mâu thuẫn/ xung đột kịch

– Đặc điểm nhận biết: Căn cứ vào sự mâu thuẫn giữa các nhân vật trong đoạn trích

– Cách trả lời: Mâu thuẫn/xung đột của đoạn trích là… (nêu xung đột)

DẠNG ĐỌC HIỂU MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Những yêu cầu cơ bản:

– Tóm tắt được cốt truyện của vở kịch.

–  Phân tích được vai trò, tác dụng của các yếu tố như cốt truyện, xung đột (xung đột bên trong và xung đột bên ngoài), ngôn ngữ, hành động kịch và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Phân tích, đánh giá được đặc điểm, ý nghĩa của nhân vật kịch;  phân tích, đánh giá được mối quan hệ  giữa các nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Nêu và lí giải được chủ đề; yếu tố “bi”, hiệu ứng thanh lọc của bi kịch.

– Nêu được thông điệp mà nahf văn muốn gửi gắm đến người đọc; Phân tích sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng trong vở kịch.

– Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả trong văn bản; phát hiện và lí giải được các giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ; giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của vở kịch.

Cách làm bài thi đọc hiểu THPT đối với thể loại kịch

 

Một số câu hỏi và cách trả lời:

* Dạng 1: Phân tích được ý nghĩa của xung đột kịch:

– Cách trả lời:

+ Chỉ ra xung đột kịch

+ Phân tích tác dụng của xung đột kịch:

++ Tạo kịch tính, hồi hộp, thu hút người đọc, người xem.

++ Góp phần thể hiện tính cách, phẩm chất nhân vật, phơi bày thực trạng đời sống.

* Dạng 2: Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật bi kịch.

– Cách trả lời:

+ Nêu đặc điểm của nhân vật cần phân tích (ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tính cách, phẩm chất)

+ Phân tích, đánh giá đặc điểm của nhân vật:

++ Khẳng định bản chất của nhân vật

++ Góp phần thể hiện chủ đề của văn bản, gửi gắm thông điệp tới người đọc, người xem, thể hiện tài năng của tác giả.

* Dạng 3: Phân tích được thái độ của tác giả:

– Cách trả lời:

+ Chỉ ra thái độ của tác giả đối với vấn đề được nêu ra từ tác phẩm (đồng tình, trân trọng, ngợ ca; đả kích, lên án, tố cáo).

+ Xem xét về thái độ của tác giả: Đó là thái độ đúng đắn, góp phần định hướng cho lối sống, suy nghĩ, tư tưởng thẩm mĩ.

DẠNG ĐỌC HIỂU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG

Những yêu cầu cơ bản:

– nêu được tác động của hiệu ứng thanh lọc trong bi kịch với bản thân.

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra trong vở kịch.

– Đánh giá được tác động của văn bản đối với quan điểm, cách nhìn của bản thân về văn học, cuộc sống.

– Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị tác phẩm, phê bình văn bản kịch, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm.

– Đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của vở kịch.

– So sánh được hai văn bản kịch có cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau.

  1. Một số câu hỏi và cách trả lời:

* Dạng 1:  Nêu giá trị của hiệu ứng thanh lọc (Thông điệp từ đoạn trích)

– Cách trả lời:

+ Nêu thông điệp

+ Phân tích ý nghĩa của thông điệp

* Dạng 2: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra trong đoạn trích:

– Cách trả lời:

+ Thể hiện thái độ đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần với vấn đề.

+  Giải thích

* Dạng 3: Đánh giá tác động của văn bản đối với cách nhìn của bản thân về cuộc sống.

– Cách trả lời:

+ Chỉ ra vấn đề của đời sống được đặt ra trong văn bản

+ Nêu tác động của vấn đề tới văn bản (giúp thay đổi quan niệm sống, cách nhìn nhận về con người và cuộc đời, bồi đắp tư tưởng, tình cảm…)

2 thoughts on “Cách làm bài thi đọc hiểu THPT đối với thể loại kịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *