Đọc hiểu ngữ văn

Đọc hiểu văn bản là phần đầu tiên trong bài thi Ngữ văn trong chương trình Sách mới 2025. Khi nhận được đề, các em nên dành thời gian để đọc kỹ từng câu, từng chữ và gạch chân những nội dung quan trọng. Sau khi đọc xong đề bài, hãy bình tĩnh và nhớ lại các kiến thức cần thiết để triển khai trong bài. Đừng cuống lên, vì điều này có thể khiến em quên đi các ý chính quan trọng.

Đề đọc hiểu không khó, nó được chia làm các dạng khác nhau và form theo từng dạng câu hỏi. Khi trang bị tốt cho mình kiến thức, các em hoàn toàn có thể đạt kết quả tốt khi làm bài thi.

Nhập tên đề Đọc hiểu bạn cần tìm*:
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Các bước khi làm phần đọc hiểu

Đề văn theo hướng đổi mới có 2 phần: đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu thường xoay quanh nhiều vấn đề, thí sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:

– Học sinh cần nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản: Báo chí, Văn chương nghệ thuật, Khoa học, Chính luận, Khẩu ngữ hay Hành chính công vụ. Mẹo có thể dựa vào các xuất xứ được nghi ở cuối đoạn trích để nhận dạng được các phong cách ngôn ngữ

– Cần nắm được các phương thức biểu đạt của văn bản. Có 5 phương thức biểu đạt chính, dựa vào cách trình bày và từ ngữ sử dụng:

+ Tự sự: Kể lại sự việc, diễn biến

+ Biểu cảm: Thể hiện cảm xúc, xúc động

+ Nghị luận: Bộc lộ quan điểm, thái độ, khen chê.

+ Thuyết minh: Giới thiệu, trình bày đối tượng.

+ Miêu tả: Gợi hình ảnh, cảm giác qua từ ngữ.

+ Nhận biết các phép tu từ.

+ Tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, chơi chữ, lặp từ.

+ Tu từ cú pháp: Lặp cấu trúc, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, liệt kê.

Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu của đề bài

– Đọc kĩ yêu cầu của đề bài là một bước quan trọng để các em xác định đúng được yêu cầu của đề bài. Khi đọc các em cần nắm rõ được nội dung tổng thể, hiểu ý chính và yêu câu của đề bài. Các em cần chú ý đến các từ khóa chính trong câu hỏi.

 Bước 2: Xác định từ khóa

– Sau khi đọc kỹ yêu cầu của đề bài và xác định được nội dung chính của câu hỏi thì các em hãy gạch chân vào những từ khóa quan trọng và ghi ra giấy nháp những luận điểm chính để triển khai bài làm.. Đây là kĩ năng cần thiết khi làm một bài đọc hiểu giúp các em có thể xác định được đủ ý, triển khai bài làm theo đúng tiến độ khi gạch ra được các ý chính, ý phụ. Điều này giúp các em có thể tránh được các tình trạng hay gặp khi làm bài đọc hiểu như: lạc đề, trình bày bài lan man, không đúng trọng tâm.

Bước 3: Tiến hành giải quyết câu hỏi

– Khi làm bài các em cần phải nhớ được các kiến thức liên quan đến câu hỏi, thường sẽ có những kiến thức liên quan như: Cách xác định được các phương thức biểu đạt, các phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản,…

– Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: Ai? Cái gì? Là gì? Như thế nào? Nếu là em thì em sẽ làm gì? Khi tiến hành làm bài để lấy trọn điểm trong phần đọc hiểu

– Cần xác định được thời gian làm bài. Khi đọc qua các câu hỏi sau đó làm những câu dễ, những câu mà các em nắm chắc kiến thức trước tránh tình trạng “câu khó không làm được, câu dễ chưa làm xong”. Đối với bài đọc hiểu nên làm trong 20 phút các em nên phân bố thời gian hợp lí giữa thời gian làm câu nhận biết, thông hiểu và vận dụng.

Bước 4: Soát lại lỗi sai

– Đây là bước quan trọng sau khi làm xong một bài thi đọc hiểu, đọc lại bài các em sẽ phát hiện ra lỗi sai và kịp thời sửa chữa những sai sót trong quá trình làm bài, đảm bảo câu trả lời mạch lạc và không có sai sót cơ bản.

– Gíup các em chỉnh sửa cách diễn đạt để câu trả lời rõ ràng, logic và dễ hiểu hơn, loại bỏ các từ ngữ thừa, lan man hoặc thiếu chính xác. Không những vậy điều này còn giúp hình thành thói quen kiểm tra và đánh giá bài làm một cách cẩn thận, khoa học.