Cách làm bài thi đọc hiểu THPT đối với thể loại kí

Bài viết Cách làm bài thi đọc hiểu THPT đối với thể loại kí dưới đây sẽ đưa ra các tư liệu, hướng dẫn cụ thể cách tiếp cận và phân tích, giúp các em tự tin xử lý mọi dạng đề về thể loại thơ trong kỳ thi.

DẠNG ĐỌC HIỂU MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

Những yêu cầu cơ bản:

– Nhận biết được cái tôi trữ tình, kết cấu của văn bản, các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật trong phóng sự, hồi kí, nhật kí.

–  Nhận biết được các yếu tố tự sự, trữ tình, yếu tố phi hư cấu trong tác phẩm. Chỉ ra được những thông tin tri thức mang tính hiện thực, khách quan và cách nhìn riêng, thái độ, quan điểm mang tính chủ quan của người viết.

– Nhận biết được những dấu hiệu phân biệt giữa phóng sự, hồi kí, nhật kí.

– Nhận biết được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong văn bản.

Một số câu hỏi và cách trả lời:

* Dạng 1: Nhận biết về đề tài, cái tôi trữ tình, kết cấu, chi tiết tiêu biểu của văn bản:

– Kiến thức cơ bản:

+ Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

+ Cái tôi trữ tình: là sự thể hiện tâm trạng, cảm xác, cảm nhận của tác giả, là thế giới nội tâm của tác giả trước hiện thực khách quan. Qua cái tôi trữ tình, người đọc có thể cảm nhận được những suy nghĩ, tư tưởng và quan niệm…của tác giả trước cuộc đời.

+ Kết cấu của văn bản văn học: là cách sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị, thống nhất, hoàn chỉnh, có có ý nghĩa. Một số kết cấu văn bản văn học: kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu mở theo dòng suy nghĩ của tác giả, kết cấu hai tuyến của nhân vật, kết cấu đa tuyến, kết cấu tâm lí, kết cấu đồng hiện, kết cấu vòng tròn,…

+ Chi tiết tiêu biểu (một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật…trong tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng) là: chi tiết đặc sắc, tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.

– Dấu hiệu nhận biết:

+ Đề tài: căn cứ vào đối tượng nhà văn lựa chọn, miêu tả, khái quát trong văn bản.

+ Cái tôi trữ tình:

++ Căn cứ vào phạm vi tri thức được thể hiện

++ Căn cứ vào cách sử dụng từ ngữ; cách lien tưởng, tưởng tượng của nhà văn.

++ Căn cứ vào tình cảm, cảm xúc của nhà văn

+ Kết cấu: căn cứ vào các loại kết cấu

+ Chi tiết tiêu biểu:

++ Căn cứ vào khái niệm chi tiết tiêu biểu, yêu cầu của câu hỏi.

++ Các chi tiết tiêu biểu phải nổi bật, hấp dẫn, tô đậm ngoại hình, tính cách nhân vật và tập trung biểu hiện tư tưởng chủ đề của vài văn.

– Cách tra lời:

+ Đề tài/cái tôi trữ tình của nhà văn/kết cấu của văn bản là…

+ Các chi tiết tiêu biểu thể hiện… là…(liệt kê đầy đủ các chi tiết tập trung biểu hiện nội dung yêu cầu của câu hỏi)

* Dạng 2: Nhận biết yếu tố tự sự, trữ tình; các yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản:

– Kiến thức cơ bản:

+ Yếu tố tự sự trong kí là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết, lien quan đến hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của đối tượng đề cập đến văn bản.

+ Yếu tố trữ tình trong kí là yếu tố thể hiện trực tiếp qua tình cảm, cảm xúc của cái tôi tác giả hay người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong văn bản.

+ Yếu tố phi hư cấu trong kí là việc tôn trọng sự thật đời sống, đảm bảo tính xác thực toàn bộ sự việc

+ Yếu tố hư cấu trong kí thể hiện ở sự sáng tạo riêng của người viết khi xử lí, tổ chức tư liệu và việc lựa chọn giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật thích hợp; thể hiện qua cách người viết hình dung, miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

– Dấu hiệu nhận biết:

+ Tự sự thể hiện qua kể sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết, lien quan đến hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của đối tượng đề cập đến trong văn bản.

+ Trữ tình thể hiện qua cảm xúc của nhà văn đối với đối tượng đề cập trong văn bản

+ Phi hư cấu thể hiện qua các thông tin xác thực về đối tượng ghi chép

+ Hư cấu thể hiện qua cách người viết hình dung, miêu tả tâm trạng, cảm xúc của đối tượng.

Cách trả lời:

+ Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong văn bản là…..

+ Yếu tố hư cấu và phi hư cấu là……

* Dạng 3: Nhận biết về câu chuyện, sự kiện, nhân vật trong văn bản.

– Kiến thức cơ bản:

+ Câu chuyện (còn gọi là truyện gốc) là nội dung của tác phẩm tự sự bao gồm nhân vật, bối cảnh, và các sự kiện được sắp xếp theo thời gian.

+ Sự kiện là những biến đổi, tác động, sự cố có ý nghĩa quan trọng đối với nhân vật, làm cho nhân vật và quan hệ của chúng không giữ nguyên hiện trạng mà phải biến đổi theo.

+ Nhân vật:Theo quan niệm của Lại Nguyên Ân trong trong cuốn 150 thuật ngữ văn học đã cho rằng “ Hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại trọn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạn con  người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường đường gán cho những đặc điểm giống con người”.

– Dấu hiệu nhận biết: Dựa vào các khái niệm, câu chuyện, sự kiện, nhân vật.

Cách trả lời:

+ Văn bản trên kể lại những sự kiện…(liệt kê các sự kiện)

+ Nhân vật chính của văn bản là…

* Dạng 4: Nhận biết những dấu hiệu phân biệt giữa phóng sự, hồi kí và nhật kí.

– Kiến thức cơ bản:

+ Phóng sự: là loại kí ghi chép nhanh chóng vấn đề mang tính thời sự của một địa phương hay toàn xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của cộng đồng về vấn đề đó. Phóng sự đề cao tính chân thực, sinh động. Đọc phóng sự, ta có thể hình dung rõ nét sự việc đang diễn ra, từ lúc phát sinh cho đến những tiến triển sau này.

+ Hồi kí: là thể loại ghi lại những sự việc thuộc quá khứ, qua sự hồi tưởng. Lời văn của hồi kí thường mang hướng tâm sự, thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả. Tuy nhiên, sự việc trong hồi kí cũng cần chính xác, chân thực. Đọc hồi kí, ta có cảm giác đồng hành cùng tác giả về lại miền kí ức, qua đó nắm bắt được các sự việc trong quá khứ một cách sâu sắc hơn.

+ Nhật kí: là thể loại kí mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất. Nếu hầu hết các tác phẩm văn học là để giao lưu với người khác thì nhật kí chủ yếu để giao lưu với chính mình. Trong nhật kí, người viết ghi chép lại những sự việc đã, đang và sẽ diễn ra theo đúng trình tự thời gian, đồng thời sẵn sang bộc lộ cảm xúc cá nhân và them vào các yếu tố chủ quan nhất định. Đọc nhật kí tuy giúp ta hiểu hơn về cuộc sống nhưng trên hết là thây sđược hình ảnh của tác giả một cách rất con người, từ đó rút ra chiêm nghiệm cho bản thân.

Dấu hiệu nhận biết:

+ Phóng sự mang tính chất tường thuật tức thời, giúp công đồng ý thức về sự việc đang diễn ra.

+ Hồi kí ghi lại câu chuyện trong quá khứ thông qua sự hồi tưởng, là phương tiện để tác giả chia sẻ, tâm sự các sự việc cũng cần chân thực, khách quan.

+ Nhật kí ghi lại các sự việc diễn ra hang ngày, không có giới hạn về thời gian, trong đó tác giả sẵn sang bộc lộ cảm xúc, những góc nhìn chủ quan của mình. Nhật kí chủ yếu giúp người đọc hiểu về tác giả hơn là về đời sống.

Cách làm bài thi đọc hiểu THPT đối với thể loại kí

DẠNG ĐỌC HIỂU MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Những yêu cầu cơ bản:

– Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cái tôi trữ tình, giọng điệu và mối quan hệ giữa các yêu tố này trong văn bản.

– Phân tích được sự kết hợp giữa chất tự sự và trữ tình, giữa hư cấu và phi hư cấu trong văn bản.

– Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản.

– Phân tích, lí giải được tình camt, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của văn bản.

– Phân tích được những đặc điểm của hình tượng trung tâm trong tác phẩm kí; lí giải được vai trò, ý nghĩa của hình tượng này trong tác phẩm.

– Phân tích, lí giải được một số thủ pháp nghệ thuật như: miêu tả, trần thuật; sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, yếu tố chủ quan của người viết trong việc thể hiện nội dung văn bản.

– Lí giải được tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản.

– Phát hiện và lí giải được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ; giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh từ tác phẩm.

Một số câu hỏi và cách trả lời:

* Dạng 1:  Phân tích, lí giải ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cái tôi trữ tình, giọng điệu:

– Kiến thức cơ bản:

+ Vai trò của chi tiết tiêu biểu: dẫn dắt câu chuyện, tô đậm đặc điểm, tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của văn bản.

+ Vai trò của đề tài: giúp nhà văn thể hiện quan điểm cá nhân, giá trị và cảm xúc của mình, tạo nên sự đa dạng và phong cách riêng biệt trong tác phẩm văn học.

+ Vai trò của cái tôi nhà văn:  giúp người đọc có thể cảm nhận được những suy nghĩ, tư tưởng và quan niệm..của tác giả trước cuộc đời.

+ Vai trò của giọng điệu: truyền cảm cho người đọc và góp phần tạo nên phong cách cho nhà văn.

– Cách trả lơi:

+ Chỉ ra chi tiết tiêu biể, đề tài, cái tôi, giọng điệu

+ Nêu ý nghĩa/tác dụng của chi tiết tiêu biểu, đề tài, cái tôi, giọng điệu.

* Dạng 2: Phân tích sự kết hợp giữa chất tự sự và chất trữ tình , giữa hư cấu và phi hư cấu trong văn bản.

– Kiến thức cơ bản:

+ Tác dụng của sự kết hợp giữa chất tự sự và chất trữ tình:

++ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho đoạn văn; sinh động, hấp dẫn, thu hút người đọc, người nghe.

++ Giúp nhà văn khắc họa đối tượng, qua đó thấy được tài năng, tình cảm của tác giả đối với đối tượng được miêu tả.

+ Tác dụng của sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu: Vừa đảm bảo tính xác thực, để khi cần người đọc có thể dễ dàng kiểm chứng, vừa đảm bảo sự hoàn chỉnh của cấu trúc tác phẩm trong chỉnh thể của nó, giúp tác phẩm có tính nghệ thuật, thẩm mĩ…

– Cách trả lời:

+ Chỉ ra yếu tố tự sự và trữ tình; yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản

+ Nêu ý nghĩa/ tác dụng của các yếu tố đó.

* Dạng 3: Nêu chủ đề tư tưởng của văn bản.

– Kiến thức cơ bản:

+ Chủ đề: là vấn đề chủ yếu, trọng tâm được nhà văn tập trung soi rọi, tô đạm lên trong tác phẩm.

+ Tư tưởng: là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, gửi gắm, đối thoại với người đọc.

– Cách trả lời:

+ Đối với dạng câu hỏi nêu chủ đề:

++Nêu chủ đề của văn bản

++Thái độ, tình cảm của nhà văn đối với chủ đề đó.

+ Đối dạng câu hỏi nêu giá trị tư tưởng:

++Nêu vấn đề được nói tới trong văn bản

++Thái độ, tình cảm của nhà văn đối với vấn đề đó

++ Điều tác giả nhắn gửi tới người đọc.

* Dạng 4: Lí giải tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

– Kiến thức cơ bản:

+ Tình cảm, cảm xúc: là các yếu tố biểu cảm được tác giả thể hiện trong văn bản

+ Cảm hứng chủ đạo: là trạng thái, tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của người đọc.

– Cách trả lời:

+ Đối với dạng câu hỏi nhận xét cảm hứng chủ đạo:

++ Nêu cảm hứng chủ đạo của văn bản

++Nhận xét: Đó là cảm hứng…

+ Đối với dạng câu hỏi nhận xét tình cảm:

++Nêu tình cảm của tác giả (chọn: yêu quý, trân trọng, biết ơn, tự hào…)

++ Nhận xét: Đó là tình cảm….(chọn: chân thành, sâu sắc, đúng đắn; góp phần hình thành và giáo dục nhân cách, lối sống tích cực).

* Dạng 5: Phát hiện và lí giải các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của văn bản.

– Cách hỏi: Từ câu văn …anh/chị hiểu gì về…..

– Cách trả lời:

+ Nêu nội dung của câu văn

+ Lí giải vấn đề (ý nghĩa của các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh đối với đời sống con người. Từ đó, mỗi chúng ta phải biết gìn giữ những giá trị văn hóa ấy).

* Dạng 6:  Lí giải vai trò, ý nghĩa của hình tượng trung tâm trong tác phẩm.

– Kiến thức cơ bản: Hình tượng trung tâm trong văn bản giúp cho văn bản thể hiện rõ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, góp phần làm nên thành công về nghệ thuật cho tác phẩm.

– Cách trả lời:

+ Chỉ ra được hình tượng trung tâm trong văn bản/đoạn trích.

+ Vai trò hình tượng trung tâm trong văn bản/đoạn trích.

* Dạng 7: Phân tích, lí giải một số thủ pháp nghệ thuật như: Trần thuật, miêu tả, sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, yếu tố chủ quan của người viết trong việc thể hiện nội dung văn bản.

– Kiến thức cơ bản:

+ Vai trò của việc kết hợp các thủ pháp nghệ thuật miêu tả với trần thuật giúp cho sự kiện và con người trong tác phẩm hiện lên rõ rang, sinh động, khơi gợi nhiều tình cảm, cảm xúc cho người đọc.

+ Vai trò của sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, yếu tố chủ quan của người viết giúp cho hồi kí, nhật kí, phóng sự không những làm tròn chức năng thông tin mà còn chứa đựng tư tưởng. Đọc nhật kí, hồi kí, phóng sự ta không chỉ thấy được sự kiện mà còn thấy được những vấn đề mang tính ý nghĩa xã hội sâu sắc,  hiểu được hoàn cảnh, tính cách, số phận của nhân vật.

– Cách hỏi: Việc kết hợp thủ pháp trần thuật với miêu tả trong đoạn trích/văn bản có rác dụng gì?

– Cách trả lời:

+ Chỉ ra thủ pháp trần thuật và miêu tả trong đoạn trích/ văn bản

+ Tác dụng của việc kết hợp hai thủ pháp đó.

DẠNG ĐỌC HIỂU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG

Những yêu cầu cơ bản:

– Nêu, đánh giá được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm của bản thân về cuộc sống hoặc văn học. Đánh giá được khả năng tác đọng của tác phẩm với người đọc và tiện bộ xã hội theo quan điểm của cá nhân.

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra trong văn bản. Rút ra bài học từ tác phẩm.

– Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình tác phẩm, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm.

– Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong tác phẩm.

– So sánh được hai văn bản cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau.

Một số câu hỏi và cách trả lời:

* Dạng 1: Nêu ý ngĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm của bản thân về cuộc sống hoặc văn học:

– Cách trả lời:

+ Nêu nội dung của văn bản

+ Bày tỏ suy nghĩ về vai trò/ý nghĩa của vấn đề trong văn bản đối với cuộc sống con người.

* Dạng 2: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra trong văn bản:

– Cách trả lời

+ Em đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình.

+ Em đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình vì:

++ Thứ nhất là…(lập luận để bảo vệ ý kiến hoặc bác bỏ ý kiến)

++ Thứ nhất là…(lập luận để bảo vệ ý kiến hoặc bác bỏ ý kiến)

Lưu ý: Nếu chọn cách trả lời vừa đồng tình vừa không đồng tình thì kết hợp hai cách trả lời trên.

* Dạng 3:  Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình tác phẩm, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm.

– Cách trả lời:

+ Đánh giá, phê bình tác phẩm:

++Thành công: về nghệ thuật, về nội dung.

++Hạn chế: nêu ra những điều cảm thấy chưa phù hợp, chưa thỏa mãn, còn băn khoăc.

+ Suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân về tác phẩm:

++ Trình bày cảm xúc của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

++Tác động về mặt nhận thức: Giúp nhận ra giá trị…

++ Tác động về mặt tình cảm: Bồi đắp tình cảm…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *