Các cách xác định phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt là một trong những nội dung quan trọng và thường xuất hiện trong các đề thi môn Ngữ Văn. Có những loại phương thức biểu đạt nào và làm thế nào để xác định chúng? Bài viết Các cách xác định phương thức biểu đạt sẽ cung cấp các kiến thức cần thiết cho các bạn về nội dung này.

Tự sự

  • Khái niệm: Tự sự là phương thức dùng ngôn ngữ kể về một chuỗi các sự việc theo trình tự mở đầu -> diễn biến -> Kết thúc . Ngoài ra còn dùng để khắc họa nhân vật (tính cách, tâm lí…) hoặc quá trình nhận thức của con người.
  • Ddặc điểm nhận biết: Có sự kiện, cốt truyện – Có diễn biến câu chuyện – Có nhân vật – Có các câu trần thuật/ đối thoại ở trong văn bản
  • Thường được sử dụng trong các thể loại: bản tin báo chí, văn bản tiểu thuyết, các bản tường trình, tường thuật trong các tác phẩm văn học.

Miêu tả

  • Dùng ngôn ngữ để tái hiện lại những đặc điểm, tính chất, nội tâm của người, sự vật, hiện tượng. Mục đích của phương thức này là tạo ra sự cảm động, rung động và khơi gợi sự đồng cảm với cảm xúc của người nói hoặc người viết.
  • Đặc điểm nhận biết: Các câu văn miêu tả từ ngữ sử dụng chủ yếu là tính từ
  • Thường được sử dụng trong các thể loại văn về tả người, tả phong cảnh, hay bút ký, thơ ca

Các cách xác định phương thức biểu đạt

Biểu cảm

  • Biểu cảm là phương thức lồng ghép từ đó thể hiện cảm xúc của người nói và người nghe về thế giới xung quanh ta.
  • Đặc điểm nhận biết: các câu thơ, văn bộc lộ cảm xúc của người viết có các từ ngữ thể hiện cảm xúc: ơi, ôi….

Thuyết minh

  • Trình bày, giới thiệu, cung cấp các các thông tin, hiểu biết, đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. Các câu văn miêu tả đặc điểm, tính chất của đối tượng không có yếu tố biểu cảm, tưởng tượng. Có thể là những số liệu chứng minh Nghị luận Bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái.
  • Đặc điểm nhận biết: Có số liệu, Có vấn đề nghị luận và quan điểm của người…

Nghị luận

  • Đưa ra nhận xét, đánh giá, bàn bạc của cá nhân về một vấn đề có bác bỏ Trao đổi, tranh luận để bác bỏ những ý kiến sai lệch. Bên cạnh đó, Nghị luận còn bộc lộ những ý kiến và từ đó thuyết phục người khác đồng ý với các quan điểm mà họ đưa ra

Hành chính – công

  • Phương thức hành chính – công thường mang tính trịnh trọng, có độ chính xác cao. Những văn bản hành chính – công chỉ đơn thuần nhằm thông báo, cam kết và yêu cầu tuân thủ các quy định. Các phương thức này được sử dụng để giao tiếp giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân, các quốc gia với nhau…
  • Đặc điểm nhận biết: Có quốc hiệu tiêu ngữ, có lý do viết, kính gửi…
  • Thường được sử dụng trong các văn bản: giấy xin phép nghỉ học, hợp đồng lao động…

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *