Bài viết Cách làm bài thi đọc hiểu THPT đối với thể loại văn bản thông tin dưới đây sẽ đưa ra các tư liệu, hướng dẫn cụ thể cách tiếp cận và phân tích, giúp các em tự tin xử lý mọi dạng đề về thể loại thơ trong kỳ thi.
CÁC DẠNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Những yêu cầu cơ bản:
– Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp.
– Nhận biết được sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thông tin.
– Nhận biết được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin.
– Nhận biết được đề tài, thông tin chính, tri thức được trình bày trong văn bản, các chi tiết tiêu biểu, dữ liệu trong văn bản.
– Nhận biết được bố cục, sự mạch lạc, cách trình bày dữ liệu, các phương tiện biểu đạt thông tin của văn bản.
Một số câu hỏi và cách trả lời:
* Dạng 1: Nhận biết đề tài/ đối tượng giới thiệu của văn bản thông tin.
– Đặc điểm nhận biết: Căn cứ tiêu đề/ đối tượng trung tâm mà văn bản thông tin hướng tới làm rõ.
– Cách trả lời: Đề tài/ Đối tượng được giới thiệu trong văn bản là…
* Dạng 2: Nhận biết các chi tiết làm rõ đối tượng được giới thiệu.
– Đặc điểm nhận biết:
+ Xác định đúng đặc điểm đối tượng được giới thiệu mà đề bài yêu cầu.
+ Liệt kê những từ ngữ làm rõ đặc điểm đó của đối tượng.
– Cách trả lời: Các chi tiết làm rõ đặc điểm của….là….
* Dạng 3: Xác định bố cục của văn bản.
– Đặc điểm nhận biết: Chỉ ra mạch triểm khai, tức là chỉ ra văn bản có thể chia làm mấy phần, mỗi phần đó làm rõ những phương diện nào của đối tượng miêu tả.
– Cách trả lời:
+ Văn bản trên có thể chia thành…đoạn
+ Nêu nội dung từng đoạn
* Dạng 4: Chỉ ra yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản.
– Đặc điểm nhận biết:
+ Tìm và đánh dấu lại trong toàn bộ văn bản những câu, đoạn có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
++Yếu tố tự sự: sự việc/ các sự việc được kể
++ Yếu tố miêu tả; tái hiện từng đặc điểm/ phương diện của đối tượng được giới thiệu.
++ Yếu tố biểu cảm: tình cảm của người viết đối với đối tượng được giới thiệu
++ Yếu tố nghị luận: thể hiện thái độ, đánh giá, nhận xét của người viết.
+ Chép lại số lượng câu văn/hình ảnh/chi tiết theo yêu cầu của đề bài.
– Cách trả lời:
+ Một/ Một số câu văn có sử dụng yếu tố tự sự là…. Hoặc Môt/Một số yếu tố tự sự trong văn bản là…
+ Một/ Một số câu văn có sử dụng yếu tố miêu tả là…. Hoặc Môt/Một số yếu tố miêu tả trong văn bản là…
+ Một/ Một số câu văn có sử dụng yếu tố biểu cảm là…. Hoặc Môt/Một số yếu tố biểu cảm trong văn bản là…
+ Một/ Một số câu văn có sử dụng yếu tố nghị luận là…. Hoặc Môt/Một số yếu tố nghị luận trong văn bản là…
* Dạng 5: Chỉ ra sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
– Đặc điểm nhận biết: Tìm được các yếu tố phi ngôn ngữ sử dụng trong văn bản như: tranh ảnh, bảng biểu, kí hiệu, số liệu minh họa…
– Cách trả lời:
+ Yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là…(gọi tên yếu tố phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ…)
+ Lấy dẫn chứng cụ thể để minh chứng cho yếu tố lhi ngôn ngữ đó.
* Dạng 6: Cách trình bày dữ liệu thông tin trong văn bản.
– Đặc điểm nhận biết: Văn bản thông tin được trình bày theo những cách sau:
+ Tổ chức thông tin theo trật tự thời gian là trình bày các sự kiện theo tiến trình trước sau mà chúng diễn ra. Có thể dựa vào các từ chỉ thời gian như ngày, tháng, năm; các từ chỉ trình tự như: trước hết, sau đó, tiếp đó, tiếp theo…
+ Tổ chức thông tin theo trật tự nhân quả là dựa vào mối quan hệ giữa một sự kiện với nguyên nhân và kết quả của sự kiện đó. Có thể dựa vào các từ bởi vì, cho nên, vì thế, do đó, nguyên nhân là, kết quả là…
+ Tổ chức thông tin theo tầm quan trọng của vấn đề là sắp xếp các thông tin theo cách từ những thông tin quan trọng đến những thông tin ít quan trọng hơn hoặc ngược lại. Có thể dựa vào các từ chỉ thức tự ưu tiên như:thứ nhất, thứ hai, thứ ba…
+ Tổ chức thông tin theo quan hệ so sánh hoặc tương phản là trình bày thông tin theo những đặc điểm tương đồng, khác biệt hoặc đối lập của hai hay nhiều đối tượng. Có thể dựa vào các từ giống với, khác với, ngược lại, tương tự như vậy, điểm chung, điểm khác biệt…
– Cách trả lời: Dữ liệu thông tin trên được trình bày theo….
CÁC DẠNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
Những yêu cầu cơ bản:
– Giải thích được mục đích, tác dụng của việc lồng ghép các yếu tố tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận trong văn bản thông tin.
– Phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản.
– Giải thích được mối lien hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.
– Nêu nội dung bao quát của văn bản
– Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; lí giải được thái độ và quan điểm của người viết.
– Chỉ ra được hiệu quả, tác dụng của cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin trong văn bản. Phân tích được dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, nhận biết và đánh giá được tính mới mẻ, cập nhật độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong văn bản.
Một số câu hỏi và cách trả lời:
* Dạng 1: Giải thích được mục đích, tác dụng của việc lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản:
– Cách trả lời:
+Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận được sử dụng trong văn bản là:
++Yếu tố tự sự:…
++ Yếu tố miêu tả:…
++ Yếu tố biểu cảm:…
++ Yếu tố nghị luận:…
+ Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố là:
++ Làm cho văn bản thông tin bới khô khan, tăng tính sinh động, hấp dẫn cho văn bản, lôi cuốn, thuyết phục người đọc, người nghe.
++ Giúp tác giả nhấn mạnh/khắc sâu…(nêu phương diện, đặc điểm được nhấn mạnh/ khắc sâu trong văn bản)
* Dạng 2: Phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản:
– Đặc điểm nhận biết: Phương tiện phi ngôn ngữ có thể được sử dụng trong văn bản như hình ảnh, số liệu, bảng biểu, sơ đồ, chỉ dẫn,…
– Cách trả lời:
+ Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là:…
Tác dụng của việc kết hợp phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là:
++ Làm cho các thông tin hiện lên cụ thể, rõ rang, ngắn gọn, đầy đủ, góp phần làm cho đoạn văn/ văn bản tăng thêm tính thuyết phục, hấp dẫn, sinh động, gợi sự hứng thú tìm hiểu, khám phá cho người đọc.
++ Góp phần khẳng định vẻ đẹp/ đặc điểm/ tầm quan trọng/ sự độc đáo của…(đối tượng được giới thiệu), qua đó bày tỏ thái độ thích thú/ngưỡng mộ/yêu mến/tự hào/tôn trọng của tác giả đối với…(đối tượng được giới thiệu)
* Dạng 3: Giải thích được mối lien hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản:
– Đặc điểm nhận biết: Mỗi phương diện, mỗi đặc điểm của đối tượng có thể được miêu tả qua nhiều chi tiết cụ thể khác nhau
– Cách trả lời:
+ Chỉ ra được các chi tiết làm nổi bật đối tượng được giới thiệu
+ Phân tích mối lien hệ giữa các chi tiết trong việc làm rõ thông tin của đối tượng được giới thiệu:
++ Mỗi chi tiết góp phần làm rõ một phương diện nào đó của đối tượng nhưng tất cả cùng góp phần làm nổi bật các phương diện, các đặc điểm khác nhau của đối tượng.
++ Điều đó làm cho đối tượng hiện lên một cách đầy đủ, cụ thể, tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc, người nghe.
* Dạng 4: Nêu nội dung bao quát của văn bản.
– Đặc điểm nhận biết: Đọc kĩ toàn bộ văn bản, tìm ra đối tượng được giới thiệu trong văn bản, tìm các đặc điểm được tập trung làm rõ của đối tượng.
– Cách trả lời:
+ Văn bản tập trung miêu tả/ làm rõ/ giới thiệu…(đối tượng được nói tới)
+ Qua đó, tác giả bày tỏ thái độ, tình cảm…(yêu mến, ngợi ca, trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào…; lên án, phê phán,…)
CÁC DẠNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Những yêu cầu cơ bản:
– Rút ra ý nghĩa hay tác động của thông tin trong văn bản đối với bản thân.
– Đánh giá được mức độ chính xác, khách quan của thông tin trong văn bản dựa trên những căn cứ xác đáng.
– Đánh giá được thái độ và quan điểm của người viết được thể hiện trong văn bản.
– Rút ra thông điệp, bài học từ nội dung văn bản.
– Trình bày thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của văn bản hay quan điểm của người viết.
– Đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố hình thức trong văn bản; đánh giá được mức độ đáng tin cậy, tính chính xác của thông tin, tri thức trong văn bản.
– Có quan điểm riêng trong đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm của cá nhân.
– So sánh được hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin chỉ dung ngôn ngữ và văn bản thông tin có kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ.
Một số câu hỏi và cách trả lời:
* Dạng 1: Rút ra ý nghĩa hay tác động của thông tin trong văn bản đối với bản thân:
– Cách trả lời:
+ Chỉ ra tác động của thông tin tới nhận thức/ tình cảm/ hành động của bản thân.
+ Giải thích lí do nhận thấy sự tác động đó
* Dạng 2: Đánh giá/ Nhận xét được thái độ và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản:
– Cách trả lời:
+ Nêu được quan điểm/ thái độ của người viết được thể hiện trong văn bản
+ Đánh giá/ Nhận xét được quan điểm/thái độ đó qua các từ khóa:
++ Nếu là quan điểm thái độ tích cực: Đó là quan điểm/thái độ đúng đắn, tiến bộ, thể hiện sự hiểu biết, trân trọng của tác giả đối với đối tượng được giới thiệu.
++ Nếu là quan điểm/thái độ không tích cực: Đó là quan điểm/ thái độ chưa đúng đắn, chưa phù hợp với bối cảnh văn hóa, kinh tế hiện nay.
* Dạng 3: Rút ra thông điệp, bài học từ nội dung văn bản:
– Cách trả lời:
+ Chỉ ra được thông điệp qua các từ khóa như: Chúng ta hãy/ cần/nên/phải…
+ Giải thích được giá trị của thông điệp/ bài học đối với cá nhân.
* Dạng 4: Trình bày thái độ đồng tình hay không đồng tình với nội dung văn bản hay quan điểm cuat người viết.
– Cách trả lời:
+ Bày tỏ quan điểm đông tình/không đồng tình/đồng tình một phần với quan điểm của người viết nêu ra trong văn bản.
+ Giải thích lí do.