Cách làm bài thi đọc hiểu đối với thể loại Nghị luận xã hội

Dưới đây là một số dạng câu hỏi hay xuất hiện trong bài thi đối với thể loại nghị luận xã hội.

I.KIẾN THỨC CƠ BẢN:

  1. Văn nghị luận: là loại văn bản thực hiện chức năng thuyết phục thông qua một hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ. Đề tài của văn bản nghị luận rất rộng, bao gồm mọi vấn đề của đời sống như chính trị, xã hội, đạo đức, triết học, nghệ thuật, văn học…Căn cứ vào đề tài được đề cập và nội dung triển khai, có thể chia văn bản nghị luận thành nhiều tiểu loại, trong đó nghị luận xã hội và nghị luận văn học là hai tiểu loại phổ biến, quen thuộc. Ở những bối cảnh và thời đại khác nhau, văn bản nghị luận có những đặc điểm riêng. Khi viết văn bản nghị luận, tùy vào tính chất của thể loại được chọn, có tác giả cũng thường chú ý sử dụng yếu tố biểu cảm và tự sự để làm tăng hiệu quả thuyết phục cho văn bản.
  2. Các yếu tố chính của văn bản nghị luận:
  3. Luận đề: là vấn đề tư tưởng, quan điểm, quan niệm…được tập trung bàn luận trong văn bản. Việc chọn luận đề để bàn luận luôn cho thấy rõ tầm nhận thức, trải nghiệm, sở trường, thái độ, cách nhìn nhận cuộc sống của người viết. Thông thường, luận đề của văn bản được thể hiện rõ từ nhan đề.
  4. Luận điểm: là một ý kiến khái quát thể hiện tư tưởng, quan điểm, quan niệm của tác giả về luận đề. Nhờ hệ thống luận điểm (hay còn gọi là hệ thống ý), các khía cạnh cụ thể của luận đề mới được làm nổi bật theo một cách nhất định.
  5. Luận cứ: bao gồm lí lẽ, bằng chứng. Lí lẽ nảy sinh nhờ suy luận logic, được dùng để giải thích và triển khai luận điểm, giúp luận điểm trở nên sáng tỏ và đứng vững. Bằng chứng là những căn cứ cụ thể, sinh động được khai thác từ thực tiễn hoặc từ các tài liệu sách báo nhằm xác nhận tính đúng đắn, hợp lí của lí lẽ.
  6. Cấu trúc của văn bản nghị luận:

– Một văn bản nghị luận bao gồm nhiều thành tố: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng…Các thành tố đó được tổ chức thành một chỉnh thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất.

– Là thành tố có tính chất bao trùm, luận đề có chức năng định hướng việc triển khai các luận điểm. Các luận điểm trong văn bản nghị luận,với ự thống nhất của lí lẽ và bằng chứng, có nhiệm vụ làm rõ từng khía cạnh và thể hiện tính nhất quán của luận đề.Mối quan hệ có tính bản chất giữa các thành tố như vậy tạo nên cấu trúc đặc thù của văn bản nghị luận.

  1. Yếu tố bổ trợ trong văn bản nghị luận:

Để tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận , ngoài lí lẽ và bằng chứng, người viết còn có thể sử dụng một số yếu tố bổ trợ như thuyết minh, miểu tả, tự sự, biểu cảm…

– Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn, khái niệm, đối tượng nào, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực.

– Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có lien quan.

– Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên.

– Biểu cảm giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm làm cho văn bản có them sức lôi cuốn, thuyết phục.

Cách làm bài thi đọc hiểu đối với thể loại Nghị luận xã hội

  1. Bài văn nghị luận xã hội: là một trong nhiều dạng của văn bản nghị luận, đề cập đén các vấn đề xã hội được quan tâm rộng rãi, không đi những các vấn đề , lĩnh vực quá chuyên sâu, nhằm tạo được sự hồi đáp tích cực, nhanh chóng từ phía người đọc, người nghe. Đề tài cả bài văn nghị luận xã hội rất phong phú, thường được xếp vào hai nhóm chính: bàn về một hiện tượng xã hội, bàn về một tư tưởng đạo lí có tính phổ cập. Đáp ứng yêu cầu chung của một văn bản nghị luận, bài nghị luận xã hội cũng phải xác lập được luận điểm rõ rang; triển khai bằng hệ thống luận điểm tương minh với lí lẽ thuyết phục và bằng chứng xác đáng; lời văn chính xác, sinh động.
  2. Mạch lạc và lien kết trong văn bản, đoạn văn:

– Trong một văn bản, các đoạn văn đều phải hướng về chur đề hặc luận đề chung, được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, nhàm giải quyết từng mục tiêu cụ thể như: Triển khai, mở rộng, khái quát lại vấn đề…

– Trong một văn bản, các đoạn văn đều phải hướng về một chủ đề của đoạn văn và lien kết với nhau bằng phép lặp, phép thế, phép nối…

  1. CÁC DẠNG ĐỌC HIỂU THEO CÁC MỨC ĐỘ:
  2. Nhận biết:
  3. Những yêu cầu cơ bản:

– Nhận biết được luận đề chính trong văn bản

– Nhận biết được luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả.

– Nhận biết được các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản.

– Nhận biết được một số thao tác nghị luận (chẳng hạn: chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích hoặc bác bỏ)

– Chỉ ra được một số biện pháp tu từ, từ ngữ: câu khẳng định, phủ định trong văn bản.

– Nhận biết được cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.

  1. Một số câu hỏi và cách trả lời:

* Dạng 1: Nhận biết được luận đề chính trong văn bản/ xác định được vấn đề nghị luận của văn bản:

– Đặc điểm nhận biết:

+ Cần đọc kĩ phần Tri thức ngữ văn để nắm được khái niệm, đặc điểm của luận đề (vấn đề nghị luận)

+ Mỗi văn bản nghị luận thường chỉ có một luận đề. Luận đề của văn bản được thể hiện  rõ từ nhan đề, ở một số câu hoặc có thể được khái quát từ toàn bộ nội dung văn bản.

Cách trả lời: Luận đề chính (vấn đề nghị luận) của văn bản là:…(có thể dùng từ; biểu hiện, tác dụng, ý nghĩa, hậu quả, tác hại, biện pháp…)

* Dạng 2: Nhận biết được luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản:

– Đặc điểm nhận biết:

+ Đọc kĩ phần Tri thức ngữ văn để nắm được khái niệm, đặc điểm của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

+ Luận điểm thường được triển khai bằng các kiểu đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, vì thế cần chú ý 1-2 câu đầu, 1-2 câu cuối của đoạn văn (các đoạn văn) để xác định luận điểm; cũng có thể thể hiện qua nội dung của đoạn văn, , vì thế cần đọc kĩ đoạn văn, chú ý các từ ngữ được nhắc lại nhiều lần, khái quát được nội dung đoạn văn.

+ Để triển khai luận điểm, chúng ta cần xây dựng hệ thống luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng). Luận cứ là ý nhỏ triển khai luận điểm. Luận cứ có thể nằn trong đoạn văn chưa luận điểm hoặc được tách ra thành các đoạn văn riêng.

– Cách trả lời: Luận điểm được sử dụng trong văn bản là:…,lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng trong văn bản là…(liệt kê luận điểm, lí lẽ và bằng chứng)

* Dạng 3: Cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả:

– Đặc điểm nhận biết:  Luận điểm, luận cứ (lí lẽ và bằng chứng) thường được triển khai  theo trình tự: các mặt, các khía cạnh, mối quan hệ bên ngoài, bên trong, mối quan hệ trước sau, trên dưới…mối quan hệ nguyên nhân, kết quả, mối quan hệ từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp…theo phương pháp diễn dịch, quy nạp…

Cách trả lời: cách sắp xếp, trình bày lí lẽ và bằng chứng của tác giả là…

* Dạng 4: Nhận biết được các yếu tố biểu cảm, thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản:

– Đặc điểm nhận biết:  Cần nắm được khái niệm, đặc điểm các yếu tố biểu cảm, thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.

+ Biểu cảm: bộc lộ cảm xúc của người viết về luận đề, luận điểm…làm cho văn bản có them sức lôi cuốn, thuyết phục. Yếu tố biểu cảm thường được diễn tả bằng các từ ngữ, câu có chưa thành phần như chao ôi, thật; thành phần tình thái trong câu như có lẽ, hình như, chắc là…hoặc câu hỏi tu từ, câu cảm than, các biện pháp tu từ; giọng điệu…

– Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận:

+  Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực.

+ Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có lien quan.

+ Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên.

Cách trả lời: Yếu tố … được sử dụng trong đoạn trích trên là….

Lưu ý: Nếu đề hỏi một yếu tố thì chỉ ra một yếu tố, nếu hỏi các yếu tố thì chỉ ra các yếu tố.

* Dạng 5: Xác định thao tác nghị luận (chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích, bác bỏ):

– Đặc điểm nhận biết:

+ Thứ tự sử dụng các thao tác  lập luận trong một văn bản, đoạn văn thường là giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.

+ Phân tích các thao tác lập luận:

++ Giải thích là dùng lí lẽ giúp người đọc hiểu vấn đề. Thường dùng cách giải thích từng từ ngữ rồi khái quát, tổng hợp ý nghĩa. Hoặc dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa để giải thích…

++ Chứng minh là dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện, sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải logic, chặt chẽ và hợp lí.

++ Phân tích là chia nhỏ vấn đề, làm rõ các biểu hiện, vai trò, nguyên nhân của vấn đề.

++ Bình luận là bày tỏ thái độ, quan điểm có tính chất cá nhân yêu/ghét; đồng tình/phản đối; đưa ra lời khuyên.

++ So sánh là chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau của hai vấn đè, hai đối tượng.

++ Bác bỏ là phủ nhận ý kiến, quan điểm thiếu chính xác của người khác

Cách trả lời: Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận là…

Lưu ý:

+ Nếu đề bài yêu cầu nêu thao tác lập luận chính/ chủ yếu thì bài làm mêu một thao tác tiêu biểu nhất.

+ Nếu đề bài yêu cầu kể tên, liệt kê thì bài làm nêu tất cả các thao tác có trong đoạn trích.

* Dạng 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản:

– Đặc điểm nhận biết: Cần nắm được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định…đã được học ở cấp học trước (Tham khảo ở phần đọc hiểu văn bản thơ)

Từ ngữ, câu phủ định, câu khẳng định:

+ Câu phủ định là câu có chứa những từ ngữ phủ định như: Không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…

+Câu phủ định dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả); phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).

+ Câu khẳng định là loại câu diễn đạt một sự việc, một trạng thái, một ý kiến, hoặc một thực tế một cách khẳng định. Câu khẳng định không có yếu tố phủ định và để sử dụng để truyền đạt thông tin chính xác về một sự việc đã xảy ra hoặc đang diễn ra (thường gọi là câu kể, câu trần thuật).

Cách trả lời: Câu phủ định được sử dụng trong đoạn trích trên là…….

  1. Thông hiểu:
  2. Những yêu cầu cơ bản:

– Xác định được nội dung bao quát, tư tưởng chủ đạo của văn bản.

– Xác định và lí giải được mục đích, quan điểm của người viết.

– Lí giải được mối lien hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

– Xác định được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; thông điệp, tư tưởng của văn bản.

– Lí giải được cách đặt nhan đề; sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản.

– Phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hhoawcj miêu tả, tự sự trong văn nghị luận.

– Tiếp cận và đánh giá được nội dung với tư duy phê phán; nhận biết được mục đích.

– Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận (chứng minh, giải thích, bình luận, phân tích, bác bỏ) trong văn bản để đạt được mục đích.

– Phân tích được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng cách thức này.

– Lí giải được cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận để đạt được mục đích.

  1. Một số câu hỏi và cách trả lời:

* Dạng 1: Xác định được nội dung bao quát/ tư tưởng chủ đạo của văn bản:

– Đặc điểm nhận biết:

+ Tư tưởng chủ đạo là nhận thức, lí giải và thái độ chính (bao quát) của người viết đối với toàn bộ nội dung văn bản.

+ Nội dung bao quát là đề tài, chủ đề, tư tưởng chính (bao quát) toàn bộ văn bản.

+ Đề tài là đối tượng mà văn bản trình bày, suy nghĩ, nhận xét,đánh giá.

+ Căn cứ xác định nội dung bao quát, tư tưởng chủ đạo của văn bản: căn cứ vào tiêu đề của văn bản, câu văn, từ ngữ được nhắc đến nhiều lần, xác định được câu chủ đề, xác định được bố cục của đoạn, phần cuối cùng ghi nguồn trích dẫn.

– Cách trả lời:

+ Nội dung bao quát của đoạn trích là

+ Qua đó tác giả thể hirnj thái độ, tình cảm…với….

* Dạng 2: Lí giải mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản:

– Cách trả lời:

+ Nêu luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

+ Tác dụng:

Về nghệ thuật lập luận: Trả lời tác dụng chung là làm cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Sau đó, câu hỏi hỏi về vấn đề nào thì trả lời đúng vấn đề đó:

++ Nếu vấn đề hỏi về  mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ thì trình bày như sau: sử dụng lí lẽ, dẫn chứng phù hợp làm cơ sở, căn cứ, làm rõ cho luận điểm.

++ Nếu vấn đề hỏi về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận thì trình bày như sau: Xây dựng luận điểm chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề, góp phần làm sáng tỏ toàn bộ luận đề.

++ Nếu đề bài hỏi về vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản thì trình bày như sau: sử dụng lí lẽ, dẫn chứng phù hợp làm cơ sở, căn cứ, làm rõ cho luận điểm; các luận điểm chặt chẽ, được sắp xếp hợp lí, hướng tới làm rõ nội dung văn bản.

Về nội dung: Chỉ ra vai trò, ý nghĩa, tác dụng (thường sử dụng các từ: giúp, làm cho)…sau đó có thể ghi ra hậu quả, tác hại nếu không có mối quan hệ đó.Từ đó… (dấu ba chấm là bài học nhận thức và hành động)

* Dạng 3: Lí giải cách đặt nhan đề, sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản:

– Cách trả lời:

+ Nhan đề khái quát nội dung chính…(nêu nội dung của văn bản, cần đọc kĩ để tự nhận ra)

+ Cách đặt nhan đề này  tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn với người đọc; góp phần tạo nên sức thuyết phục cho văn bản.

* Dạng 4: Phân tích được vai trò các yếu tố biểu cảm, thuyết minh hoặc miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận

– Cách trả lời:

+ Chỉ ra yếu tố biểu cảm, thuyết minh, miêu tả, tự sự

+ Nêu tác dụng

Về nghệ thuật lập luận: Làm cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục; giúp câu văn, đoạn văn sinh động, hấp dẫn, thu hút người đọc, người nghe.

Về nội dung: Các yếu tố đó làm rõ, nhấn mạnh….(nội dung được nói đến trong đoạn trích); qua đó thể hiện thái độ, tình cảm… của tác giả.

* Dạng 5:  Phân tích, đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận trong văn bản để đạt được mục đích:

– Cách trả lời:

+ Chỉ ra thao tác nghị luận/ một số thao tác nghị luận (chỉ rõ dùng ở đâu? Biểu hiện cụ thể?)

+ Nêu tác dụng:

Về nghệ thuật lập luận:

Tất cả các thao tác đều có tác dụng chung là làm cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Sau đó, ngữ liệu sử dụng thao tác nào thì ghi thêm:

++ Giải thích: sử dụng lí lẽ sắc sảo, đúng đắn, lập luận chặt chẽ, phù hợp với vấn đề.

++ Chứng minh: dùng bằng chứng chân thực, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng logic, chặt chẽ và hợp lí.

++ Phân tích: chia đối tượng theo các mặt/ khía cạnh hợp lí, thuyết phục.

++Bình luận: bày tỏ thái độ, quan điểm rõ rang, chân thành, nhìn nhận vấn đề sáng suốt, khách quan.

++ So sánh:Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các đối tượng, từ đó làm rõ được đặc điểm, vai trò và giá trị của vấn đề.

++ Bác bỏ: dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch, thiếu chính xác; từ đó nêu lên ý kiến thuyết phục người nghe, người đọc.

Về nội dung: Các yếu tố đó làm rõ, nhấn mạnh… (nội dung trong đoạn trích); qua đó thể hiện thái độ, tình cảm…của tác giả.

* Dạng 6: Phân tích tác dụng các biện phps tu từ:

– Cách trả lời:

+ Tên biện pháp tu từ (chỉ ra yếu tố ngữ âm, từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp thể hiện điều đó).

+ Tác dụng/ hiệu quả của biện pháp tu từ:

Về nghệ thuật lập luận: làm cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục; câu văn, /lời diễn đạt trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn, có hồn, cụ thể, ấn tượng hơn; đồng thời tạo nhịp điệu, âm hưởng cho câu.

Về nội dung; Các yếu tố đó làm rõ/ nhấn mạnh …(nội dung trong đoạn trích); qua đó thể hiện thái độ, tình cảm ….của tác giả.

* Dạng 7: Nêu tác dụng của việc trích dẫn ý kiến, nêu dẫn chứng:

– Cách trả lời:

+ Việc trích dẫn có tác dụng: Làm cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe; làm cho diễn đạt sinh động, hấp dẫn.

+ Tác giả nhấn mạnh…(nội dung được đề cập đến); qua đó tác giả khuyên chúng ta…/gửi gắm đến chúng ta…(thông điệp tác giả gửi gắm).

  1. Vận dụng:
  2. Những yêu cầu cơ bản:

– Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản

– Thể hiện được thái độ đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả, nội dung chính của văn bản.

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn cá nhân về vấn đề nghị luận.

– Trình bày được quan điểm đồng tình hay không đồng tình với quan điểm của tác giả

– Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử- văn hóa để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

– Đánh giá được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với quan niệm sống của  bản thân.

– Liên hệ được nội dung văn bản với tư tưởng, quan niệm, xu thees9kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà văn bản ra đời để đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản.

– Thể hiện được quan điểm riêng trong tiếp nhận, đánh giá văn bản.

  1. Một số câu hỏi và cách trả lời:

* Dạng 1: Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản:

– Cách trả lời:

+ Nêu bài học (sử dụng câu có một trong các từ có chức năng khuyên nhủ: hãy, cần, nên, phải…)

+ Lí giải:

++ Thứ nhất:…(Tập trung trình bày vai trò, tác dụng, ý nghĩa)

++Thứ hai:…( Tập trung trình bày vai trò, tác dụng, ý nghĩa)

++ Thứ ba: …(dự kiến hậu quả nếu không thực hiện làm theo bài học/ thông điệp đã chọn)

* Dạng 2: Thể hiện thái độ đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả, nội dung chính của văn bản:

– Một số lệnh hỏi:

+ Anh/chị có đồng tình….không? vì sao?

+ Anh/chị có cho rằng….không? vì sao?

+ Anh/chị có đồng ý rằng….không? vì sao?

– Cách trả lời:

+ Em có đồng tình/không đồng tính/ vừa đồng tình vừa không đồng tình

+ Vì:

++ Thứ nhất là…(lập luận bảo vệ ý kiến hoặc bác bỏ ý kiến)

++ Thứ hai là….(lập luận bảo vệ ý kiến hoặc bác bỏ ý kiến)

Lưu ý; Nếu chọn cách trả lời vừa đồng tình vừa không đồng tình thì kết hợp cả hai cách trên.

* Dạng 3: Đánh giá, nhận xét quan điểm của tác giả.

– Một số dạng lệnh hỏi:

+ Nhận xét….thể hiện trong văn bản

++Câu văn….có ý nghĩa gì với anh/chị?

– Cách trả lời:

+ Đầu tiên cần chỉ ra quan điểm, quan niệm của câu nói, văn bản

++ Sau đó nhận xét, đánh giá: tình cảm giản dị, sâu sắc; thái độ quan điểm đúng đắn, thẳng thắn…

* Dạng 4: Câu hỏi Đề xuất các giải pháp:

– Một số dạng lệnh hỏi: Những câu hỏi mở dưới dạng đề xuất các giải pháp Anh/chị phải làm gì…?Cần có những giải pháp nào?

– Cách trả lời: Ở dạng câu hỏi này cần đưa ra hai đến ba giải pháp cho vấn đề; nên trình bày thành các ý sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài.

* Dạng 5: Liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế của giai đoạn mà văn bản ra đời để đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản.

– Một số dạng lệnh hỏi:

+ Từ…được thể hiện trong văn bản, anh/chị suy nghĩ gì về….?

+ Điều….trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

+ Từ suy ngẫm (quan điểm, thái độ…) được thể hiện trong câu văn “…”, anh/chị hãy rút ra bài học/thông điệp…

– Cách trả lời:

+ Thứ nhất: (nêu điều trong văn bản) suy ngẫm của tác giả trong đoạn trích là…

+ Thứ hai: Suy nghĩ của bản thân (Nêu ra những suy nghĩ, bài học, thông điệp… bản thân tự rút ra từ vấn đề trong đoạn trích, lí giải nắn gọn)

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *