PHẦN I. ĐỌC HIÊU (4,0 điểm)
Độc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Yếu tố quan trọng nhất khi nói và làm bất cứ điều gì, đỏ là phải thực sự chân thành.
(2) Trong số những người chúng ta tiếp xúc hằng ngày, ai là người chân thật, ai là kẻ giả tạo, chúng ta đều có thể cảm nhận được. Đối với những người chân thành, cho dù ban đầu bạn có thể không thích họ, nhưng rồi sẽ có ngày, sự chân thành của họ làm bạn cảm động; còn với những kẻ giả tạo, dù cho lúc đầu bạn có thể thích thú và cảm thấy gần gũi với cách họ cười, cách họ tán thường, nhưng theo thời gian, bạn sẽ nhận ra họ chỉ là những kẻ “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”, bạn sẽ chán ghét và tránh xa họ.
(3) Ai cũng thích mọi người đối xử chân thành với mình. Khi nghiên cứu về những phẩm chất có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ xã giao của con người, học giả người Mỹ Endrin đã phát hiện ra năm phẩm chất được đánh giá cao nhất lần lượt như sau; chân thành, thành thật, thấu hiểu, trung thành, đáng tin cậy, trong đó bốn phẩm chất đứng đẳng sau dù ít dù nhiều cũng đều liên quan đến sự chân thành. Từ đó có thể thấy rằng, sự chân thành có thể giúp bạn mở rộng và phát triển các mối quan hệ, ngược lại sự không chân thành sẽ khiến mọi người xa lánh và đề phòng bạn.
(4) Ai trong chúng ta cũng cần sự chân thành. Chân thành là chìa khóa để mở cảnh cửa bước vào thế giới nội tâm của người khác, nó khiến mỗi người có cảm giác an toàn, xoa dịu cảm giác thù địch. Những người có thái độ chân thành rất dễ nhận được sự tín nhiệm của người khác, chân thành có thể khiến hai tâm hồn xa lạ trở nên gần gũi và thấu hiểu lần nhau.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, đặt chân thành làm tiêu chí đối nhân xử thế hàng đầu của bản thân sẽ giúp bạn càng dễ dàng nhận được sự tin tưởng của mọi người…
(Trích, 20 tuổi trở thành người biết nói, giỏi làm,
Alpha Books biên soạn, NXB Văn học, 2023, tr.30 – 31)
Câu 1 (0,5 điềm). Xác định luận đề của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Trong văn bản, tác giả dùng lí lẽ nào để khẳng định: Ai trong chúng ta cũng cần sự chân thành?
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu vai trò của bằng chứng được sử dụng trong đoạn (3).
Câu 4 (1,0 điểm). Em hiểu gì về thái độ của tác giả khi bàn về vấn đề trên?
Câu 5 (1,0 điểm). Bài học ý nghĩa nhất với em sau khi đọc văn bản trên là gì? Vì sao?
Phần | Câu | Nội dung |
I | ĐỌC HIÊU | |
1 | – Luận đề: Vai trò/ý nghĩa của sự chân thành trong cuộc sống.
*Hướng dẫn chấm: – Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm – Trả lời đúng ý: “chân thành” nhưng diễn đạt chưa đầy đủ, rõ ràng: 0,25 điểm |
|
2 | – Lí lẽ:
+ Chân thành là chìa khóa để mở cánh cửa bước vào thế giới nội tâm của người khác, nó khiến mỗi người có cảm giác an toàn, xoa dịu cảm giác thù địch. + Những người có thái độ chân thành rất dễ nhận được sự tín nhiệm của người khác, chân thành có thể khiến hai tâm hồn xa lạ trở nên gần gũi và thấu hiểu lẫn nhau. *Hướng dẫn chấm: – Trà lời như đáp án: 0,5 điểm – Trả lời chưa đầy đủ như đáp án: 0,25 điểm – Trả lời sai so với đáp án: 0 điểm. |
|
3 | – Bằng chứng: Khi nghiên cứu về những phẩm chất có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ xã giao của con người, học giả người Mỹ Endrin đã phát hiện ra năm phẩm chất được đánh giá cao nhất lần lượt như sau:
chân thành, thành thật, thấu hiểu, trung thành, đáng tin cậy, trong đó bốn phẩm chất đứng đằng sau dù ít dù nhiều cũng đều liên quan đến sự chân thành. – Hoặc HS có thể gọi tên bằng chứng: Kết quả nghiên cứu của học giả người Mỹ Endrin về những phẩm chất có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ xã giao của con người trong đó có sự chân thành. – Vai trò: + Giúp cho lập luận chặt chẽ, lô gic, tăng tính thuyết phục và tạo độ tin cậy cho văn bản (1) + Góp phần làm sáng tỏ luận điểm: sự chân thành có thể giúp bạn mở rộng và phát triển các mối quan hệ; từ đó làm nổi bật luận đề: vai trò của sự chân thành trong cuộc sống. (2) *Hướng dẫn chấm: – Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm – Nêu được bằng chứng và vai trò (2) hoặc chỉ nêu phần vai trò: 0,75 điểm – Nêu bằng chứng và vai trò (1) hoặc chỉ nêu vai trò (2): 0,5 điểm – Nêu bằng chứng hoặc chỉ nêu vai trò (1) hoặc 1 ý của vai trò (2): 0,25 điểm |
|
4 | – Khẳng định, đề cao vai trò, ý nghĩa của sự chân thành trong cuộc sống.
– Trân trọng, ngợi ca những người sống chân thành, thắng thắn; phê phán những kẻ giả tạo, đối trá – Nhắc nhở/mong muốn/khuyên nhủ mỗi người cần sống thẳng thắn, chân thành để nhận được sự tin tưởng của mọi người. * HS có thể diễn đạt nội dung tương đương với các ý trong đáp án vẫn cho điểm tối đa. * Hướng dần chấm: – Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm – Trả lời được 2 ý: 0,75 điểm – Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm – Trả lời đúng ý “Khẳng định, đề cao”/ “phê phán”/”mong muốn, khuyên nhủ, nhắc nhở“: 0,25 điểm. |
|
5 | – HS nêu một bài học phù hợp với nội dung của văn bản. Dưới đây là một số gợi ý:
+ Nhận thức được sự chân thành có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. + Ngợi ca những người sống chân thành, thẳng thắn; phê phán những con người đổi trá, giả tạo, lừa lọc… + Hãy luôn chân thành, thẳng thắn trong mối quan hệ với những người xung quanh. +… – Lí giải một cách hợp lí, thuyết phục. (Gợi ý: HS nêu được ít nhất 2 lỉ do về ý nghĩa của vấn đề thì đạt điểm tối đa.) *Hướng dẫn chấm: – Nêu được một bài học phù hợp và lí giải hợp lí: 1,0 điểm – Nêu được một bài học phù hợp và lí giải tương đổi hợp lí: 0,75 điểm – Nêu được một bài học phù hợp hoặc nêu được một bài học tương đổi phù hợp và lí giải hợp lí: 0,5 điểm – Nêu được một bài học tương đổi phù hợp: 0,25 điểm |