PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NHỮNG NGÀY THƠ ẤU
(Trích)-Nguyên Hồng-
Mặt sau cái bìa lịch đã kín chữ rồi! Mỗi lần đau tủi, căm hờn tôi đều biên vào mặt bìa vài dòng thật nhỏ, viết bằng một thứ chữ riêng chỉ mình tôi đọc hiểu thôi, tóm tắt ngày tháng và những sự việc, những nỗi niềm, những ý nghĩ của tôi:
[…] Ngày 20-11-1931, giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi! Để tôi mua xôi hay bánh khúc. Giời rét thế này, đi học một mình, vừa đi vừa cắn ngon xiết bao? Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải là mẹ tôi đâu!
Ngày 1-12-1931, cậu ơi! Sống khôn chết thiêng cậu có biết cho con không ? Mà con cầu xin cậu lẽ nào cậu lại không nhận lời con ? Cậu phù hộ cho con được lấy một hào thôi. Con đói lắm cậu ạ! Trời lại mưa rét quá.
[…] Ngày 4-12-1931, con cháu nọ nó là gì mà không sai? Một trinh vừa muối vừa tương cũng đến mình vác bát đi mua. Đi học về đói mờ cả mắt, sắp cất bát cơm và mà phải đặt xuống, nghĩ mà rơi nước mắt. Mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi chẳng thấy mẹ về?
[…] Có một lần bà tôi lạy van hết chỗ này đến chỗ khác mới cầm cái áo the độc nhất còn lại để mặc đi lễ được một đồng bạc thì giả ngay tiền quà cho đứa con gái con cô tôi hết sáu hào, và, còn mua thêm cho hai gắp chả và bún nữa. Lúc ấy cơm nước đã sẵn sàng. Nhưng tôi vừa mới cất lời hỏi xin chưa dám nói là xin gì thì bị hất ngay tay đi. Tôi vừa khóc vừa ghi vào bìa lịch.(“Trong đêm đông”, trích “Những ngày thơ ấu”, Nguyên Hồng, NXB Văn học, 2021, tr. 57-60)
Câu 1: Đoạn văn bản trên được kể theo ngôi kể nào?
Gợi ý: Xem nhân vật xưng hô và cách kể chuyện trong đoạn văn.
Câu 2: Nhân vật “tôi” trong đoạn văn bản trên đã kể lại những sự việc gì?
Gợi ý: Tóm tắt các sự việc mà nhân vật kể trong các dòng ghi chép.
Câu 3: Nỗi niềm của chú bé Hồng khi chịu cảnh đói khát trong đoạn văn sau là gì?
“Ngày 20-11-1931, giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi! Để tôi mua xôi hay bánh khúc. Giời rét thế này, đi học một mình, vừa đi vừa cắn ngon xiết bao? Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải là mẹ tôi đâu!”
Gợi ý: Chú ý đến cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật qua các từ ngữ.
Câu 4: Anh/Chị hiểu như thế nào về thành ngữ “sống khôn chết thiêng”?
Gợi ý: Dựa trên nghĩa bóng của thành ngữ và ngữ cảnh nhân vật sử dụng.
Câu 5: Theo anh/chị, tình yêu thương có vai trò như thế nào đối với trẻ thơ?
Gợi ý: Liên hệ ý nghĩa của tình yêu thương đối với tâm lý, sự phát triển của trẻ.
5 Câu hỏi tự học ở nhà
Câu hỏi 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích thể hiện những cảm xúc nào khi kể về các sự việc đã xảy ra?
Câu hỏi 2: Vì sao nhân vật “tôi” phải dùng “một thứ chữ riêng” để ghi lại những dòng tâm sự của mình?
Câu hỏi 3: Qua đoạn trích, em cảm nhận gì về mối quan hệ giữa nhân vật “tôi” và những người thân trong gia đình?
Câu hỏi 4: Hoàn cảnh nhân vật “tôi” phản ánh điều gì về xã hội thời bấy giờ?
Câu hỏi 5: Nếu em là bạn của chú bé Hồng, em sẽ làm gì để giúp đỡ và an ủi bạn?
Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.
Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!