Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
ANH CÚT LỦI
(trích)“ …Chương trình xây nhà của Cun Cút khá quy mô và tỉ mỉ. […] Đến lúc phải bắt tay vào việc. Nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.”.
[…]
Và cứ thế, ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu nhưng rồi cũng có lí do để hoãn việc, lúc thì thấy đau đầu, lúc thì thấy chóng mặt, lúc thì nắng gắt quá, lúc thì sẽ có cơn mưa,… […] Chương trình xây dựng từ mùa này đến mùa khác, từ năm này đến năm khác vẫn còn nằm trong dự định.
Ong thợ gặp Cun Cút hỏi:
– Nhà cửa đã xong chưa?
– Chưa xong gì cả.
– Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu rồi?
– Cũng chưa có gì cả.
– Gì chứ gỗ tốt với tre trúc thì có thiếu gì. Tre gỗ bạt ngàn, làm gì cho hết. Nhưng đã nghĩ là phải làm. […] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được. Cứ lấy cớ này cớ nọ để lùi việc lại ngày mai, có lúc đó cũng là hình thức của sự tránh việc, của sự lười biếng.
Anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh. Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm nhà. Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi.”(Theo Võ Quảng, Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019)
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (Từ câu 1- câu7):
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 2: Đoạn trích trên thuộc thể loại gì?
A. Truyện ngắn
B. Truyện ký
C. Truyện đồng thoại
D. Truyện dân gian
Câu 3: Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?
A.Ong thợ
B. Cun Cút
C. Cả Ong thợ và Cun Cút
D. Không ai cả
Câu 4. Trong đoạn trích, đâu không phải là lý do Cun Cút hoãn việc làm nhà?
A. Lúc thì thấy đau đầu.
B. Lúc thì thấy chóng mặt.
C. Lúc thì kêu không có người giúp đỡ.
D. Lúc thì nắng gắt quá, lúc thì sẽ có cơn mưa.
Câu 5.Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào?
A. Kiểu người lười biếng, ngại làm việc.
B. Kiểu người tự kiêu.
C. Kiểu người bất mãn.
D. Kiểu người chậm chạp.
Câu 6. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích là gì?
A.So sánh
B. Ẩn dụ
C.Hoán dụ
D. Nhân hoá
Câu 7. Xét về mặt cấu tạo của từ, nhóm từ nào trong các nhóm từ dưới đây cùng thuộc một nhóm?
A. Tre trúc, nhà cửa, lười biếng
B. Lười biếng, nguyên liệu, Ong.
C.Tre trúc, bạt ngàn, tre gỗ.
D. Nhà cửa, nguyên liệu, chóng mặt.
Câu 8: Cho các từ ngữ: ngôi thứ nhất, giấu mình, xuất hiện trực tiếp, ngôi thứ ba, em hãy chọn từ thích hợp để hoàn thành câu sau:
Đoạn trích từ văn bản “ Anh Cun Cút” được kể theo ………………tức là người kể…………..
Câu 9: Vì sao anh Cun Cút đến ngày nay vẫn phải nằm bờ, nằm bụi?
Câu 10: Câu nói của Ong thợ: “Nhưng đã nghĩ là phải làm. […] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được” giúp em rút ra bài học gì cho bản thân?