Đọc bài thơ sau:
Cháu sinh ra ông nội đã mất rồi
Để lại mình Bà nắng mưa tần tảo
Mái lá nhà tranh chông chênh trong gió bão
Bữa đói, bữa no trôi nổi giữa đồng làng
Ngày “Bà ra đi” cháu còn ở Thăng Long
Không về kịp nhìn Bà lần cuối
Tháng mười một trời đầy mưa không lời gọi
Cháu tìm được mộ bà lặng lẽ giữa chiều đông
Biết cuộc đời là sắc sắc không không
Núi Hồng Lĩnh bà thường đi đốn củi
Phiên chợ Huyện, chợ Lù bà đi rất vội
Tiền bạc có nhiều đâu mà mua sắm cho mình
Ba đứa con một mình bà mưu sinh
Ruộng cạn, đồng sâu thức cùng mưa nắng
Tám mươi tám năm trời Bà sống trong yên lặng
……
Bà nuôi cháu bằng lời ru chắt chiu từ hạt gạo
Để năm tháng cuộc đời cháu chìm nổi vì thơ.
(Trích Ân tình còn đó bà ơi!, Mai Hồng Niên)

Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích.
Click vào đây để xem đáp án
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
Dấu hiệu xác định: số chữ trong câu thơ không giống nhau, không gò bó về vần, nhịp.
Câu 2. Xác định hình ảnh miêu tả ngôi nhà của bà trong đoạn trích.
Click vào đây để xem đáp án
Hình ảnh miêu tả ngôi nhà của bà trong đoạn trích là “Mái lá nhà tranh chông chênh trong gió bão”. Hình ảnh này gợi lên sự nghèo khó, thiếu thốn của bà.
Câu 3. Trình bày hiệu quả của biện pháp liệt kê trong đoạn thơ sau:
Núi Hồng Lĩnh bà thường đi đốn củi
Phiên chợ Huyện, chợ Lù bà đi rất vội
Tiền bạc có nhiều đâu mà mua sắm cho mình
Ba đứa con một mình bà mưu sinh
Ruộng cạn, đồng sâu thức cùng mưa nắng
Click vào đây để xem đáp án
– Biện pháp tu từ liệt kê:
+ Liệt kê các địa danh (Núi Hồng Lĩnh, chợ Huyện, chợ Lù)
+ Liệt kê công việc (đốn củi, đi chợ, mưu sinh, làm ruộng)
+ Liệt kê hoàn cảnh khó khăn (tiền bạc có ít, ba đứa con, ruộng cạn, đồng sâu)
– Hiệu quả:
+ Nhấn mạnh sự vất vả, tần tảo của người bà khi phải làm nhiều công việc khác nhau để mưu sinh.
+ Giúp đoạn thơ trở nên sinh động, giúp người đọc cảm nhận rõ nét hình ảnh một người bà tảo tần, giàu đức hy sinh.
Câu 4. Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình châu được thể hiện trong đoạn trích.
Click vào đây để xem đáp án
Cảm xúc của nhân vật trữ tình “cháu” được thể hiện trong đoạn trích là sự ân hận, day dứt vì không thể ở bên bà những ngày cuối đời (“Không về kịp nhìn Bà lần cuối”), sự tiếc thương, nhớ thương bà (“Châu tìm được mộ bà lặng lẽ giữa chiều đồng”), và sự biết ơn sâu sắc đối với công lao dưỡng dục của bà (“Bà nuôi cháu bằng lời ru chắt chiu từ hạt gạo”). Đồng thời, có cả sự chiêm nghiệm về cuộc đời, về những mất mát và giá trị của tình thân (“Bết cuộc đời là sắc sắc không không”)
Câu 5. Từ cảm xúc của nhân vật trữ tình cháu, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về việc dành thời gian và tình yêu cho những người thân yêu khi còn có thể.
Click vào đây để xem đáp án
Trong cuộc sống, thời gian trôi qua không bao giờ trở lại, và đôi khi, ta chỉ nhận ra giá trị của những người thân yêu khi họ đã rời xa. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ đã bày tỏ sự ân hận, day dứt khi không thể ở bên bà trong những giây phút cuối cùng, tiếc nuối vì không kịp nói lời tạm biệt. Nỗi nhớ thương bà da diết, hình ảnh ngôi mộ lặng lẽ giữa cánh đồng như nhắc nhở về sự mất mát không gì bù đắp được. Nhưng hơn hết, đó còn là sự biết ơn sâu sắc với công lao dưỡng dục của bà – người đã hy sinh cả cuộc đời để chăm sóc cháu. Qua sự chiêm nghiệm ấy, ta hiểu rằng tình thân là điều quý giá nhất, và khi còn có thể, hãy trân trọng, yêu thương những người thân bên cạnh. Đừng để đến lúc họ không còn nữa, ta mới tiếc nuối vì đã không dành đủ thời gian, đủ sự quan tâm cho họ. Cuộc đời vô thường, sắc sắc không không, nhưng tình yêu thương chân thành luôn là điều ở lại mãi mãi.