Đọc hiểu thơ: Thơ tình người lính biển

I. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)

HS đọc văn bản sau:

THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN
(Trần Đăng Khoa)

Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên.

Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên.

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên.

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên

Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ.
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên…

Hải Phòng, 1981
(Trích Hai sắc hoa ti gôn, NXB Hội nhà văn, tr102,103)

Đọc hiểu thơ: Thơ tình người lính biển

Và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:

Câu 1. (0,5 điểm) Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?

Click vào đây để xem đáp án

Thể thơ tự do

Câu 2.( 0,5 điểm) Xác định một câu thơ có yếu tố tượng trưng trong bài thơ trên.

Click vào đây để xem đáp án

HS chọn đúng một trong những câu thơ thơ có yếu tố tượng trưng trong bài thơ:
– Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
– Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
– Biển một bên và em một bên

Câu 3.(1,0 điểm) Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp đi lặp lại trong bài thơ có hiệu quả gì?

Click vào đây để xem đáp án

Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được điệp 5 lần (ở cuối mỗi khổ thơ) trong bài thơ có hiệu quả:
– Tạo âm điệu, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, mãnh liệt.
– Khẳng định tình yêu của người lính biển có sự hòa quyện giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc.

Câu 4.(1,0 điểm) Cảm nhận nét độc đáo về hình thức nghệ thuật của dòng thơ sau:

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Click vào đây để xem đáp án

Nét độc đáo về hình thức và nội dung của dòng thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng”:
Nét độc đáo về hình thức nghệ thuật của dòng thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng”:
– Sử dụng dấu chấm tách dòng thơ thành 3 câu, tạo ấn tượng về nhịp thơ mạnh mẽ, rắn rỏi
– Làm nổi bật hình ảnh anh – một người lính canh gác biển đảo quê hương giữa thiên nhiên rộng lớn, vắng vẻ- với tư thế vẫn hiên ngang, hào hùng.

Câu 5. (1,0điểm) Anh/chị có đồng ý với nhận định của tác giả nêu trong hai dòng thơ sau hay không? Vì Sao?

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng

Click vào đây để xem đáp án

HS có thể trả lời đồng ý/ không đồng ý và lí giải hợp lí.
Gợi ý trả lời
– Em đồng ý với nhận định của tác giả.
– Vì trong lịch sử dân tộc ta, đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, luôn xảy ra thiên tai bão lụt khắc nghiệt nên nhân dân phải gánh chịu nhiều đau thương, mất mát, hi sinh…

II. PHẦNVIẾT (6.0 điểm)

Câu 1.(2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính biển trong bài “Thơ tình người lính biển” của Trần Đăng Khoa ở phần Đọc hiểu

Click vào đây để xem đáp án

Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sỏ bảo đảm các nội dung sau:
* Vẻ đẹp của hình tượng người lính biển:
– Người lính biền là những người có vẻ đẹp tâm hồn.
– Người lính biển có tình yêu quê hương đất nước thiết tha và những phẩm chất, lẽ sông cao đẹp….
* Nghệ thuật biểu hiện:
– Thể thơ tự do, nhịp thơlinh hoạt
– Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm
– Sử dụng đặc sắc các biện pháp nghệ thuật….

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *