Đọc hiểu thơ: Ông đồ của Vũ Đình Liên

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ông đồ

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, trong Thi nhân Việt Nam. Nguyễn Đức Phiên xb, Hà Nội, 1943).

Đọc hiểu thơ: Ông đồ của Vũ Đình Liên

1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ “Ông đồ” viết theo thể thơ gì?
A. Thơ lục bát
B. Thơ 4 chữ
C. Thơ 5 chữ
D. Thơ tự do

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: C

Câu 2: Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm nào?
A. Khi hoa mai nở, báo hiệu mùa xuân đã đến.
B. Khi kì nghỉ hè đã đến và học sinh nghỉ học.
C. Khi phố phường tấp nập, đông đúc.
D. Khi mùa xuân về, hoa đào nở rộ.

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: D

Câu 3: Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều gì?
A. Ông đồ rất tài hoa.
B. Ông đồ viết văn rất hay.
C. Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp.
D. Ông đồ có nét chữ bình thường.

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: C

Câu 4: Hai câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” trong bài thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Hoán dụ.
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa.
D. So sánh.

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: C

Câu 5: Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ “ông Đồ”?
A. Lá vàng.
B. Hoa đào.
C. Mực tàu.
D. Giấy đỏ.

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: B

Câu 6: Nghĩa của từ “ông Đồ” trong bài thơ ông “ông Đồ” của Vũ Đình Liên là:
A. Người dạy học nói chung.
B. Người dạy học chữ nho xưa.
C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho.
D. Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực.

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: B

Câu 7: Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?
A. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.
B. Năm nay đào lại nở – không thấy ông đồ xưa.
C. Bao nhiêu người thuê viết – tấm tắc ngợi khen tài.
D. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu.

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: A

Câu 8: Hai câu thơ: Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay nói lên điều gì?
A. Ông đồ rất tài hoa.
B. Ông đồ viết văn rất hay.
C. Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp.
D. Ông đồ có nét chữ bình thường.

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: C

2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 9. Nhà thơ đã thể hiện những nỗi niềm, tâm tư gì qua khổ thơ cuối?

Click vào đây để xem đáp án

Ông đồ đã không còn nữa, trong mỗi dịp tết đến xuân về, để góp vui cho mọi nhà. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Và có lẽ không ai còn mảy may nghĩ về ông, ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời đã cuốn đi cuộc sống thanh bình đẹp đẽ. Giờ đây chỉ là sự trống trải, bâng khuâng. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về cái “di tích tiều tụy đúng thương của một thời tàn”.

Câu 10: Từ nội dung bài thơ “Ông đồ”, em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống? (Viết câu trả lời bằng 3 đến 5 dòng).

Click vào đây để xem đáp án

Bài thơ ” Ông đồ” đã gợi cho em bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. Trong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được “tấm tắc ngợi khen tài” bao nhiêu thì ngày nay, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng. Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *