Đọc hiểu thơ: Nhớ mẹ và làng quan họ

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

Nghe quan họ đêm rằm anh bật khóc
Lời chênh vênh uốn lượn mái chùa
Vịn câu hát anh lần về cội gốc
Chợt thấy mình có lỗi với làng xưa…

Bao mưa nắng đời anh chưa hiểu hết
Giờ xót xa thương mẹ nhớ làng
Mẹ cho của hồi môn là câu hát
Để con rời quê kiểng(1) có hành trang

Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích
Có bà tiên ông bụt giúp người
Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách
Cố giữ lành câu quan họ thôi…

(Trích Nhớ mẹ và làng quan họ, Trương Nam Hương, Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo Dục, 2004, tr.129)

Đọc hiểu thơ: Nhớ mẹ và làng quan họ

Thực hiện các yêu cầu/ Trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Xác định thể thơ trong đoạn trích trên.

Click vào đây để xem đáp án

Thể thơ tự do

Câu 2. Chỉ ra từ ngữ thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

Click vào đây để xem đáp án

Chỉ ra từ ngữ thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ: bật khóc; thấy mình có lỗi; chưa hiểu hết; xót xa thương mẹ nhớ làng.

Câu 3. Anh/chị hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa dòng thơ: Mẹ cho của hồi môn là câu hát.

Click vào đây để xem đáp án

Ý nghĩa dòng thơ Mẹ cho của hồi môn là câu hát
– Câu hát là biểu tương vẻ đẹp văn hóa dân gian – âm nhạc, là tài sản vô giá của dân tộc.
– Diễn tả tình thương yêu của mẹ dành cho nhân vật trữ tình.

Câu 4. Nêu tác dụng phép đối trong hai dòng thơ sau:

Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách
Cố giữ lành câu quan họ thôi

Click vào đây để xem đáp án

Tác dụng phép đối trong hai dòng thơ Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách/ Cố giữ lành câu quan họ thôi!
– Phép đối: rách-lành; áo-câu quan họ
– Tác dụng:
+ Tạo sự cân đối, hài hòa trong diễn đạt các dòng thơ.
+ Nhấn mạnh dù có nghèo khổ, mẹ vẫn cố giữ gìn và lưu truyền câu ca quan họ – nét đẹp trong văn hóa dân gian của ông cha để lại.

Câu 5. Anh/chị có đồng tình với lời của người mẹ được tác giả thể hiện trong 2 câu thơ: Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích/ Có bà tiên ông bụt giúp người…không? Vì sao?

Click vào đây để xem đáp án

Gợi ý:
– Đồng tình: Mẹ cho rằng làng ta tuy nghèo khổ, khó khăn nhưng vẫn có nhiều người hết lòng sẵn sàng giúp đỡ người khác.
– Không đồng tình: Nhìn thấy những mặt trái của xã hội chứ không nhìn thấy những ông bụt, bà tiên.
– Vừa đồng tình vừa không đồng tình: Vừa thấy mặt tốt vừa thấy mặt trái của xã hội.

II. PHẦN VIẾT ( 6.0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người mẹ trong khổ thơ 2,3 ở phần Đọc hiểu.

Click vào đây để xem đáp án

* Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Duy,đoạn thơ, bài thơ Nhớ mẹ và làng quan họ.
– Hình ảnh người mẹ trong 2 khổ thơ :
+ Mẹ sống một đời nghèo khổ nhưng có đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp.
+ Mẹ luôn có ý thức vun đắp, giữ gìn vẻ đẹp văn hóa dân tộc để làm đẹp tâm hồn con.
+ Mẹ tin tưởng vào truyền thống nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc.
– Nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do.
+ Giọng thơ nhẹ nhàng, trữ tình.
+ Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ.
+ Hình ảnh thơ gần gũi, mang đậm văn hóa dân gian…
* Lưu ý: Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục kiểu đoạn văn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *