Đọc hiểu thơ: Mùa Cỏ Nở Hoa của Hồng Vũ

PHẦN I.  ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mùa cỏ nở hoa

Con yêu ơi!

Nếu mẹ là cánh đồng

Con là cỏnở hoa trong lòng mẹ

Dẫu chẳng đủ rộng dài như sông bể

Vẫn chứa chan ngày nắng dưới mặt trời

Khi đêm về hứng muôn ánh sao rơi

Sương lấp lánh đọng trong ngần mỗi sớm

Cỏ yêu nhé cứ hồn nhiên mà lớn

Phủ xanh non lên đất mẹ hiền hòa

Rồi một ngày cỏ nở thắm muôn hoa

Cánh đồng mẹ rộn ràng cùng gió mát

Cỏ thơm thảo tỏa hương đồng bát ngát

Và rì rào cỏ hát khúc mùa xuân

Những mạch ngầm trong đất mãi trào dâng

Dòng nước mát ngọt ngào nuôi dưỡng cỏ

Niềm hạnh phúc giản đơn và bé nhỏ

Được bên con mãi mãi đến vô cùng.

                                                          (Hồng Vũ, Văn học và tuổi trẻ số tháng 3 năm 2019, trang 44)

 

Mùa Cỏ Nở Hoa của Hồng Vũ

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của văn bản trên. Ghi lại các từ láy trong các câu thơ in đậm.

Gợi ý: Quan sát cách trình bày và cấu trúc của bài thơ để xác định thể thơ.

Click vào đây để xem đáp án

Thể thơ của văn bản: Thể thơ tự do.
Các từ láy trong đoạn thơ: chứa chan, lấp lánh.

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ rõ và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Cỏ thơm thảo tỏa hương đồng bát ngát
Và rì rào cỏ hát khúc mùa xuân.

Gợi ý: Phân tích các hình ảnh được sử dụng trong hai câu thơ để xác định biện pháp tu từ.

Click vào đây để xem đáp án

Biện pháp tu từ:
Nhân hóa: Cỏ thơm thảo; Cỏ hát.
Hoặc Ẩn dụ: Hình ảnh “cỏ” biểu tượng cho người con.
Tác dụng:
Gợi lên hình ảnh sinh động, gần gũi về hương thơm của cỏ và âm thanh rì rào vui tươi, tràn đầy sức sống.
Bộc lộ niềm hạnh phúc, vui sướng của người con khi nhận được tình yêu thương và sự che chở từ mẹ.

Câu 3 (1,0 điểm): Ghi lại những hình ảnh thể hiện tình cảm của mẹ dành cho con trong bài thơ. Nhận xét về giá trị biểu đạt của các hình ảnh đó.

Gợi ý: Tìm các chi tiết liên quan đến sự chăm sóc và tình yêu thương của mẹ trong bài thơ.

Click vào đây để xem đáp án

Những hình ảnh thể hiện tình cảm của mẹ dành cho con:
Mẹ là cánh đồng,
Chứa chan ngày nắng dưới mặt trời,
Sương lấp lánh đọng trong ngần mỗi sớm,
Đất mẹ hiền hòa,
Cánh đồng mẹ rộn ràng cùng gió mát.
Hiệu quả biểu đạt:
Thể hiện tình yêu thương bao la, sự chăm sóc tận tụy của mẹ dành cho con.
Hình ảnh thiên nhiên gợi cảm giác bình yên, sâu lắng, thể hiện tình cảm chân thành, tự nhiên của mẹ đối với con.

Câu 4 (1,0 điểm): Mẹ là người luôn yêu thương con, sát cánh cùng con trên mọi chặng đường đời; tình mẫu tử là một tình cảm vô cùng thiêng liêng. Là một người con, theo em, chúng ta cần làm gì để vun đắp tình cảm tốt đẹp đó?

Gợi ý: Liên hệ thực tế để đưa ra những hành động cụ thể thể hiện tình cảm và trách nhiệm của người con đối với mẹ.

Click vào đây để xem đáp án

Những việc con cần làm để vun đắp tình cảm:
Yêu thương và quan tâm đến mẹ qua những hành động nhỏ như thăm hỏi, chăm sóc mẹ khi mẹ mệt mỏi.
Thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mẹ.
Giúp đỡ mẹ trong công việc hàng ngày, thể hiện lòng biết ơn qua việc chăm chỉ học tập và sống tốt.
Tôn trọng mẹ, luôn lắng nghe và làm theo những lời khuyên của mẹ.

5 Câu hỏi tự học ở nhà

Câu hỏi 1: Em hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh “Cánh đồng mẹ rộn ràng cùng gió mát” trong bài thơ. Qua hình ảnh này, tình cảm của mẹ đối với con được thể hiện như thế nào?

Câu hỏi 2: Từ hình ảnh “Cỏ yêu nhé cứ hồn nhiên mà lớn,” em suy nghĩ gì về sự kỳ vọng và yêu thương của mẹ đối với con?

Câu hỏi 3: Hãy tìm một biện pháp tu từ khác ngoài nhân hóa trong bài thơ và phân tích tác dụng của nó trong việc thể hiện tình cảm mẫu tử.

Câu hỏi 4: Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về thông điệp mà bài thơ muốn truyền tải về tình mẫu tử.

Câu hỏi 5: Từ bài thơ, em rút ra được bài học gì về lòng biết ơn và cách thể hiện tình yêu thương với mẹ trong cuộc sống hàng ngày?

Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.

Đây là phần Đọc hiểu thơ: Mùa Cỏ Nở Hoa của Hồng Vũ được trích từ ngân hàng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2025 – 2026.
Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *