Đọc bài thơ sau:
HOA CỎ MAY
(Xuân Quỳnh)
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.
Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?
(Thơ Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng, 2020, Hà Nội)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Click vào đây để xem đáp án
Câu 2. Liệt kê ít nhất 3 từ ngữ, hình ảnh miêu tả bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ thứ nhất.
Click vào đây để xem đáp án
Từ ngữ, hình ảnh miêu tả bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ thứ nhất:
– Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ
– Không gian xao xuyến – chuyển mùa
– Vòm lá – lối cũ
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ thứ ba.
Click vào đây để xem đáp án
Biện pháp tu từ so sánh trong khổ 3:
– So sánh: Lời yêu mỏng mảnh được so sánh với màu khói
– Tác dụng: Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm đồng thời nhấn mạnh bức tranh thiên nhiên chuyển thu thật đẹp, thơ mộng, đầy tình ý và sự lo lắng của “em” trước tình yêu đẹp nhưng cũng mỏng manh, mơ hồ, có thể dễ đổi thay.
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ.
Click vào đây để xem đáp án
Cách ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng:
– Ngắt nhịp: Thơ bảy chữ và cách ngắt nhịp chủ yếu 4/3 ngoại trừ câu đầu ngắt nhịp 2/2/3 và câu cuối 2/5 => tạo tính nhạc
– Vần: linh hoạt, thay đổi (vần chân – vần lưng) ví dụ: đầy – cây, xuyến – chuyển, may – đầy – thay => tạo sự kết nối uyển chuyển, luyến láy.
Câu 5. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ:
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?
Click vào đây để xem đáp án
Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ:
+ Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm;
+ Nhấn mạnh bức tranh thiên nhiên chuyển thu thật đẹp, thơ mộng, đầy tình ý và sự lo lắng, trăn trở của “em” trước tình yêu đẹp nhưng cũng mỏng manh, mơ hồ, có thể dễ đổi thay.
Câu 6. Nêu ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa cỏ may” trong bài thơ trên.
Click vào đây để xem đáp án
Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa cỏ may” trong bài thơ :
– Vẻ đẹp thiên nhiên mộc mạc, bình dị trong tiết trời vào thu.
– Tượng trưng cho tình yêu đời thường, dung dị, mãnh liệt nhưng cũng mong manh với những lo âu, trăn trở.
Câu 7. Nhận xét cách cảm nhận thiên nhiên mùa thu của Xuân Quỳnh qua bài thơ Hoa cỏ may.
Click vào đây để xem đáp án
Cách cảm nhận thiên nhiên mùa thu của Xuân Quỳnh qua Hoa cỏ may được thể hiện:
– Nhà thơ cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để thấy bức tranh thiên nhiên có sự hòa quyện màu sắc, âm thanh, dư vị.
– Nhà thơ có sự giao cảm, hòa quyện, đối thoại với thiên nhiên để nhận ra vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên và lòng mình.
– Mượn thiên nhiên để nói lên nỗi lòng với những âu lo, trăn trở vì sợ sự đổi thay của tình yêu.
=> Nhận xét: Đây là cách cảm nhận tinh tế, đầy độc đáo, mới mẻ,…