Đọc văn bản sau:
Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
Đem gửi hương cho gió phũ phàng!
Mất một đời thơm trong kẽ núi,
Không người du tử đến nhằm hang!
Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều,
Là truyền tin thắm gọi tình yêu.
Song le hoa đợi càng thêm tủi:
Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.
Tản mác phương ngàn lạc gió câm,
Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm;
Trên rừng hoa đẹp rơi trên đá,
Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.
[…]
(Trích Gửi hương cho gió, Xuân Diệu, in trong Thơ Xuân Diệu, NXb Văn học, Hà Nội, 2023)

Câu 1. Xác định thể thơ trong văn bản trên.
Click vào đây để xem đáp án
Câu 2. Hình ảnh thơ xuyên suốt trong văn bản trên là gì?
Click vào đây để xem đáp án
Hình ảnh thơ xuyên suốt trong văn bản trên: hương, hoa và gió
Câu 3. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
Đem gửi hương cho gió phũ phàng!
Click vào đây để xem đáp án
– Biện pháp tu từ ẩn dụ được thể hiện qua hình ảnh: “hoa đẹp”, “rừng thẳm”, “gió”,“hương”.
– Tác dụng:
+ Làm nổi bật những tấm lòng tươi trẻ, đang độ rực rỡ, đang độ khao khát tình yêu; đồng thời cũng cho thấy niềm luyến tiếc khi khát vọng ấy không được đền đáp, tấm lòng không kiếm được kẻ tri âm, tuổi trẻ dần tàn theo năm tháng trong cô đơn, lạnh lẽo.
+ Làm cho câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn, có tính hàm súc.
Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu sau:
Mất một đời thơm trong kẽ núi,
Không người du tử đến nhằm hang!
Click vào đây để xem đáp án
Có thể hiểu ý nghĩa của 2 câu như sau:
+ “Bông hoa ấy” mất một đời gieo yêu thương cũng giống như con người luôn trao đi tình cảm nhưng gió lại chẳng đáp lời khiến bông hoa phải thui thủi một mình trong kẻ đá cả một đời không ai ghé thăm.
+ Cho thấy tình cảm tủi buồn, luyến tiếc của tác giả.
Câu 5. Thông điệp sâu sắc nhất mà anh /chị rút ra từ văn bản trên là gì? Vì sao?
Click vào đây để xem đáp án
Học sinh có thể chỉ ra các thông điệp như:
+ Biết trân trọng, nâng niu cái đẹp, tài năng.
+ Đôi khi cái đẹp, cái tài năng sẽ bị khuất lấp ở những nơi tăm tối, đìu hiu. Chúng ta cần phải tìm tòi, khám phá những vẻ đẹp, giá trị của cuộc sống từ những điều nhỏ bé, bình dị.
Câu 6. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tính đa nghĩa của hệ thống hình ảnh được sử dụng trong đoạn trích Gửi hương cho gió.
Click vào đây để xem đáp án
Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
– Nghĩa tả thực: bài thơ nói về những bông hoa đẹp nhưng ở nơi rừng sâu hoang vắng, dù đã có gió đưa mùi hương bay đi, nhưng cũng không có một ai tìm đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa. Cuối cùng, hoa tàn rụng trong cô quạnh.
– Nghĩa biểu tượng:
+ Hình ảnh “hoa đẹp nở trong rừng thẳm” là biểu tượng cho những tấm lòng tươi trẻ, đang độ rực rỡ, đang độ khao khát tình yêu.
+ Những bông hoa “gửi hương cho gió”, đó chính là khát vọng muốn gặp được người trong mộng, người yêu, người tri âm tri kỉ của lòng mình.
+ Nhưng rồi khát vọng ấy không được đền đáp, tấm lòng không kiếm được kẻ tri âm, tuổi trẻ dần tàn theo năm tháng trong cô đơn, lạnh lẽo.
=>Nhận xét: Đoạn thơ cho ta thấy được nỗi cô đơn rợn ngợp, tấm lòng khát khao giao cảm với cuộc sống, một nét rất đặc trưng trong phong cách thơ Xuân Diệu.