Đọc hiểu NLXH: Việt Nam đối mặt với dân số giàViệt Nam đối mặt với dân số già (Lan Anh)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Việt Nam đối mặt với dân số già

TTO – Sau khi bắt đầu thời kỳ già hóa dân số vào năm 2011 với tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,9%, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số già từ 2026 – 2054 khi tỉ lệ người 65 tuổi trở lên chiếm từ 10 – 19,9%.
Như vậy, như nhiều chuyên gia từng cảnh báo, VN chưa giàu nhưng dân số đã bắt đầu già hóa. Và từ 2054 – 2069, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số rất già, khi người từ 65 tuổi trở lên chiếm 20 – 29,9%. VN cũng được xem là quốc gia có thời gian chuyển từ “già hóa dân số” sang “dân số già” vào nhóm nhanh trên thế giới, dự báo là 20 năm, trong khi Nhật Bản và Trung Quốc là 26 năm, Anh và Tây Ban Nha 45 năm…
Dân số già nhanh
Phát biểu tại hội thảo “Dân số và phát triển”, được Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) tổ chức ngày 24-12, ông Nguyễn Doãn Tú, tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình, cho rằng một trong những chính sách để hạn chế tốc độ già hóa dân số là duy trì mức sinh thay thế. “Việt Nam đã duy trì được mức sinh thay thế, giữ được tổng tỉ suất sinh ở mức xung quanh 2 con/bà mẹ từ 2006 đến nay” – ông Tú chia sẻ.
Tuy nhiên, những chính sách để hỗ trợ thêm còn rất ít, thậm chí chưa có. “Hãy đặt mình vào vị trí của các công nhân, sinh con nhưng nhà trẻ, trường mẫu giáo… đều ít có hoặc chi phí cao, các gia đình trẻ ít dám sinh con. Ngay các gia đình ở thành thị, hai vợ chồng có công việc ổn định nhưng mức lương thông thường cũng rất khó khăn khi nuôi 2 con ăn học” – ông Tú bình luận.
Chính vì lý do này, dù đã có chính sách nhằm nâng mức sinh ở vùng có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế, đồng thời giảm mức sinh ở vùng có mức sinh cao, nhưng mức sinh được thông báo gần nhất ở TP.HCM ở mức trên 1,3 con/bà mẹ vẫn là mức sinh thấp nhất nước và còn có xu hướng giảm thêm.
“Kinh nghiệm ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia cho thấy nếu mức sinh đã xuống thấp sẽ rất khó để tăng sinh trở lại. Khi mức sinh thấp, dân số càng già với tốc độ nhanh hơn” – ông Tú khuyến cáo.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Trường, vụ trưởng Vụ Cơ cấu và quy mô dân số (Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình), đặc điểm của người cao tuổi ở Việt Nam là trên 70% phải tự lao động kiếm sống với sự hỗ trợ của con cháu, chỉ 25,5% sống bằng lương hưu và trợ cấp xã hội.
Con số này dự báo không có thay đổi nhiều trong thời gian tới. Trong năm 2020, Hà Nội chỉ mới có khoảng 40% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và theo mục tiêu đến năm 2021, 45% người lao động cả nước sẽ tham gia bảo hiểm xã hội. Khi bước vào thời kỳ dân số già, số người già tăng cao cùng với tỉ lệ người già không có lương hưu/trợ cấp cũng tăng theo vô hình trung sẽ là một gánh nặng về an sinh xã hội.

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Dân số – KHHGĐ – Đồ họa: TUẤN ANH
(Theo Lan Anh, https://tuoitre.vn, ngày 25/12/2020)

 

Đọc hiểu NLXH: Việt Nam đối mặt với dân số giàViệt Nam đối mặt với dân số già (Lan Anh)

Câu 1: Cách trình bày dữ liệu thông tin trong văn bản.

Gợi ý: Đọc kỹ các phần trong văn bản và nhận xét cách sắp xếp thông tin.

Click vào đây để xem đáp án
Dữ liệu thông tin trong văn bản được tổ chức theo tầm quan trọng của vấn đề:

  • Nêu thực trạng dân số già ở Việt Nam.
  • Đưa ra giải pháp tăng tỉ suất sinh.
  • Nêu lý do tỉ suất sinh giảm.
  • Tác hại khi dân số già.

Câu 2: Chỉ ra các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Gợi ý: Quan sát nhan đề, số liệu và các yếu tố minh họa.

Click vào đây để xem đáp án
Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản:

  • Nhan đề và các đề mục được in đậm.
  • Sapo.
  • Số liệu và bảng thống kê.

Câu 3: Nêu tác dụng của việc trích dẫn bình luận của những chuyên gia dân số trong văn bản.

Gợi ý: Xem nội dung các bình luận của chuyên gia và suy nghĩ về mục đích của chúng.

Click vào đây để xem đáp án
Tác dụng của việc trích dẫn bình luận của những chuyên gia dân số:

  • Cung cấp thông tin cụ thể, chính xác và tăng tính hấp dẫn, trực quan của thông tin.
  • Tăng tính cảnh báo về nguy cơ dân số già ở Việt Nam.

Câu 4: Nêu quan điểm của người viết thể hiện qua văn bản trên.

Gợi ý: Dựa vào nội dung chính của văn bản để nhận xét quan điểm của tác giả.

Click vào đây để xem đáp án
Quan điểm của người viết:

  • Gióng lên tiếng chuông cảnh báo về thực trạng dân số già đi của nước ta.
  • Nhấn mạnh sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ để đối phó với già hóa dân số.

Câu 5: Anh/ chị hãy chỉ ra một số tác hại khi dân số già đi.

Gợi ý: Liên hệ các nội dung trong văn bản và thực tế về ảnh hưởng của dân số già.

Click vào đây để xem đáp án
Một số tác hại khi dân số già đi:

  • Thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai.
  • Gánh nặng về an sinh xã hội, đặc biệt là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ người cao tuổi.
  • Tăng áp lực lên các quỹ lương hưu và trợ cấp xã hội.
  • Sự suy giảm trong hoạt động kinh tế do tỷ lệ người lao động giảm.

5 Câu hỏi tự học ở nhà

Câu hỏi 1: Dân số già ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia như thế nào?

Câu hỏi 2: Vì sao tỉ lệ sinh thấp ở các đô thị lớn lại làm gia tăng tốc độ già hóa dân số?

Câu hỏi 3: Theo em, tại sao việc gia tăng tỉ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội là một giải pháp quan trọng trước thực trạng dân số già?

Câu hỏi 4: Hãy phân tích ý nghĩa của câu nói: “Khi mức sinh thấp, dân số càng già với tốc độ nhanh hơn”.

Câu hỏi 5: Từ văn bản, em rút ra bài học gì về vai trò của chính sách dân số đối với sự phát triển bền vững của đất nước?

Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.

Đây là phần Đọc hiểu NLXH: Việt Nam đối mặt với dân số giàViệt Nam đối mặt với dân số già (Lan Anh) được trích từ ngân hàng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn  năm học 2025 – 2026.
Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *