RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU THƠ (CHƯƠNG TRÌNH MỚI)
1. Xác định phương thức biểu đạt:
-
Chính: Một phương án (thường là biểu cảm).
-
Các phương án khác (thường là biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự).
-
Khi đọc kỹ đoạn thơ, cần đối chiếu nội dung với các phương thức biểu đạt để tìm câu trả lời.
2. Xác định thể thơ, phong cách ngôn ngữ
– Xác định thể thơ:
-
Đếm số chữ trong từng dòng thơ.
-
Kết luận:
-
Các thể thơ hiện đại: 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, thơ tự do.
-
Các thể thơ truyền thống: ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, lục bát, song thất lục bát.
-
– Phong cách ngôn ngữ:
-
Nghệ thuật.
3. Chỉ ra biện pháp tu từ? Nêu tác dụng?
Các bước phân tích biện pháp tu từ:
B1: Gọi tên, chỉ ra biện pháp tu từ.
B2: Nêu tác dụng.
– Nội dung:
-
Nhấn mạnh và làm nổi bật điều gì.
-
Thể hiện thái độ, quan điểm, tình cảm của tác giả.
– Nghệ thuật:
-
So sánh:
-
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
-
→ Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể, tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình và cảm xúc.
-
-
Nhân hóa:
-
Là gọi tên con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi tên con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần gũi với con người; biểu thị thái độ, tình cảm của con người.
-
→ Làm cho sự diễn đạt thêm sinh động, gắn bó, có cảm giác thân mật và có hồn hơn.
Đọc toàn bộ nội dung hướng dẫn chi tiết