Đọc hiểu văn bản thông tin: Núi Bà Đen Còn Có Tên Gọi Khác Là Núi Vân Sơn

Phần I. Đọc – hiểu (4.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Núi Bà Đen còn có tên gọi khác là núi Vân Sơn là ngọn núi cao nhất Đông Nam bộ với phong cảnh núi non hùng vĩ nằm cách Thành phố Tây Ninh khoảng 11 km. Từ lâu, người dân Nam Bộ coi nơi đây là vùng đất tâm linh bậc nhất vì gắn liền với nhiều truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian.

Toàn cảnh núi Bà Đen.
Quần thể danh thắng núi Bà Đen trải rộng trên diện tích khoảng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo – núi Phụng – núi Bà Đen. Với độ cao 986m, nhìn từ xa, núi Bà Ðen như một chiếc nón khổng lồ.
(1) Theo truyền thuyết, thuở xa xưa, núi Bà Đen vốn có tên là núi Một. Sự tích núi mang tên gọi Bà Đen được truyền tụng vào thế kỷ XVIII về người con gái tên Lý Thị Thiên Hương đã nguyện ước đính hôn, nhưng giữa buổi loạn ly, người yêu phải lên đường tòng quân giữ nước, nàng ở lại một dạ thủ tiết thờ chồng. Nàng Thiên Hương là người mộ đạo. Trong một ngày lên núi đi chùa lạy Phật nàng bị thác oan. Một ngày trên đường lên núi viếng chùa, nàng bị bọn cường sơn thảo khấu chặn đường uy hiếp, Thiên Hương chống trả rất quyết liệt, nhưng vì thân gái thế cô, nàng đành lao mình xuống vực sâu quyên sinh giữ tấm lòng chung thủy với người yêu. Đêm ấy, Thiên Hương về báo mộng cho nhà sư trụ trì ngôi chùa trên núi biết để đưa thi thể cô về an táng, sau đó được nhân dân quanh vùng lập điện thờ trên núi. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, tưởng nhớ đến chuyện lên núi được Thiên Hương mách bảo nơi ẩn náu và thoát nạn đã sắc phong cho Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu, tạc tượng Bà bằng đồng đen để nhân dân chiêm bái, phụng thờ. Từ đó, núi Một có tên gọi là núi Bà Đen.
(2) Nằm rải rác từ chân núi lên đến đỉnh núi Bà Đen là một quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp… Trong đó, nổi bật là chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch tự) hay còn gọi là chùa Thượng và Điện Bà, nơi đặt bức tượng Bà Đen bằng đồng. Chùa Bà Đen được trùng tu và khởi dựng lại vào năm 1997. Đặc biệt, chùa còn giữ hai cột đá xanh được tạc thời Tổ Tâm Hòa (1919) ở tiền đường. Bên cạnh chùa là Điện Bà được xây dựng dựa vào thế núi từ một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành am động. Ngoài ra, trên núi còn có một số ngôi chùa khác như: chùa Phật với tượng Phật nhập Niết bàn, chùa Hang (Linh Sơn An Phước tự), chùa Hạ, chùa Trung (Linh Sơn Phước Trung tự), chùa Vân Sơn. Đan xen với hệ thống chùa là rất nhiều hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như: động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà, hang Gió… Dưới chân núi là khu du lịch văn hóa với các khu vui chơi, nhà hàng…
(3) Núi Bà Đen có cấu tạo địa chất bởi nhiều tầng đá tảng chồng lên nhau tạo ra nhiều hang động tự nhiên và một thảm động, thực vật phong phú đa dạng về sinh thái. Với đỉnh núi cao nhất Nam Bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 – 1975), núi Bà Đen từng là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt của quân và dân ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hiện nay, tại đây có 3 địa điểm đó là động Kim Quang, chùa Hang và bảo tàng dưới chân núi trưng bày một số hiện vật và hình ảnh về các cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Ngày 21/01/1989, núi Bà Đen đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử và danh thắng cấp Quốc gia.
{…}

(Theo baocaobang.vn, 22 – 03 – 2023)

Đọc hiểu văn bản thông tin: Núi Bà Đen Còn Có Tên Gọi Khác Là Núi Vân Sơn

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Gợi ý: Xác định cách trình bày thông tin, nội dung và mục đích chính của văn bản.

Click vào đây để xem đáp án
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Thuyết minh.

Câu 2. Theo văn bản, điều gì khiến “Từ lâu, người dân Nam Bộ coi nơi đây là vùng đất tâm linh bậc nhất”?

Gợi ý: Tìm các yếu tố liên quan đến truyền thuyết, lịch sử, tín ngưỡng và cảnh sắc thiên nhiên của núi Bà Đen.

Click vào đây để xem đáp án

Núi Bà Đen gắn với truyền thuyết dân gian về cô gái Lý Thị Thiên Hương – biểu tượng của lòng thủy chung, son sắt.
Sự kiện Nguyễn Ánh thoát nạn nhờ sự che chở tại núi Bà Đen và sắc phong Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu.
Hoạt động tín ngưỡng, tâm linh với hệ thống chùa, điện, miếu và các lễ hội dân gian.
Cảnh sắc thiên nhiên độc đáo, kỳ vĩ và nổi bật của Nam Bộ.
Vai trò lịch sử trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Câu 3. Hãy chỉ ra cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Núi Bà Đen có cấu tạo địa chất … công nhận là Di tích lịch sử và danh thắng cấp Quốc gia” và nêu tác dụng của cách trình bày thông tin này.

Gợi ý: Phân tích trật tự tổ chức nội dung (theo thời gian, không gian hay quan hệ nhân quả) và hiệu quả thông tin mang lại.

Click vào đây để xem đáp án

Cách trình bày: Theo quan hệ nhân quả (đặc điểm cấu tạo địa chất → vai trò chiến lược → giá trị lịch sử).
Tác dụng:
Giúp người đọc hiểu rõ vị trí chiến lược của núi Bà Đen trong lịch sử kháng chiến.
Làm nổi bật giá trị lịch sử của danh thắng, từ đó lý giải vì sao được công nhận là di tích cấp Quốc gia.

Câu 4. Văn bản sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của chúng.

Gợi ý: Tìm các hình ảnh minh họa kèm theo văn bản và vai trò của chúng trong việc bổ sung nội dung.

Click vào đây để xem đáp án

Phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh toàn cảnh núi Bà Đen.
Tác dụng: Minh họa trực quan, giúp người đọc dễ hình dung về quy mô, vẻ đẹp kỳ vĩ của danh thắng, bổ trợ thông tin được thể hiện bằng ngôn ngữ.

Câu 5. Qua văn bản, em có suy nghĩ gì về vai trò của một tình yêu thủy chung, son sắt đối với mỗi người?

Gợi ý: Đưa ra quan điểm cá nhân về giá trị của lòng thủy chung trong các mối quan hệ và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.

Click vào đây để xem đáp án

Tình yêu thủy chung, son sắt là nền tảng để xây dựng mối quan hệ bền vững.
Thủy chung trong tình yêu vợ chồng mang lại hạnh phúc gia đình.
Chung thủy với bạn bè và quê hương giúp duy trì tình cảm sâu sắc và ý nghĩa.
Phẩm chất này là giá trị đạo đức quan trọng, góp phần làm đẹp nhân cách con người.
Người thủy chung luôn được xã hội yêu mến và tôn trọng.

5 câu hỏi bài tập về nhà

Câu 1. Hãy nêu vị trí địa lý và cấu tạo địa chất đặc biệt của núi Bà Đen theo văn bản.

Câu 2. Vì sao núi Bà Đen được coi là vùng đất tâm linh bậc nhất của Nam Bộ?

Câu 3. Trình bày ý nghĩa lịch sử của núi Bà Đen trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Câu 4. Văn bản sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào để bổ trợ thông tin? Nêu tác dụng của nó.

Câu 5. Viết một đoạn văn (7-10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng thủy chung, son sắt trong cuộc sống.

Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.

Đây là phần Đọc hiểu văn bản thông tin: Núi Bà Đen Còn Có Tên Gọi Khác Là Núi Vân Sơn được trích từ ngân hàng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn  năm học 2025 – 2026.
Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *