Đọc hiểu văn bản: Tháng Sáu thèm nhãn Hưng Yên

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Chương VI: Tháng Sáu thèm nhãn Hưng Yên

Nhiều người bảo rằng giống nhãn ăn vào nóng lắm. Tôi chưa có dịp nghiên cứu xem lời ấy có đúng không, nhưng có một vài lần tôi đã say nhãn, từa tựa như say rượu nếp cẩm, uống vào ngọt lừ lừ nhưng say lúc nào không biết, say nhè nhẹ, say êm đềm, mà có thể say lơ mơ như thế hai ba ngày. Có người bảo ăn long nhãn cũng có thể say như thế. Long nhãn phần nhiều làm bằng nhãn Lạng Sơn. Đây là đất sản xuất một phần lớn tổng số tiêu thụ trên toàn quốc. Vừa ăn, và ngắm nghía miếng long nhãn, người ta thấy cùi nhãn này dày ở phần trên, mà mỏng ở phía dưới, chớ không dày toàn diện như những quả nhãn lồng, nhãn điếc mà ta ăn hàng ngày hay bóc ra lồng một hạt sen vào bên trong nấu chè để thưởng thức vào những buổi chiều oi bức.

Tôi yêu đất nước tôi vì mỗi vùng có những con cá lá rau, những hoa thơm trái ngọt nổi tiếng, và tôi yêu người nước tôi đã khéo biết đem các thức ăn ngon lành nổi tiếng đó làm thành tục ngữ ca dao, muôn đời nghìn kiếp không sao quên được: cam Xã Đoài, xoài Bình Định, bưởi Đoan Hùng, mít Gio Linh, nhót Thanh Chương, tương Nam Đàn, nhãn Hưng Yên, giò Văn Điển, vịt Bầu Bến, gà trống thiến Lạng Sơn… Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét…

(Trích “Thương nhớ Mười Hai” – Vũ Bằng)

Đọc hiểu văn bản: Tháng Sáu thèm nhãn Hưng Yên

Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên?

Click vào đây để xem đáp án

Thể loại: Tuỳ bút

Câu 2. Xác định biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của nghệ thuật trong câu sau: “Tôi chưa có dịp nghiên cứu xem lời ấy có đúng không, nhưng có một vài lần tôi đã say nhãn, từa tựa như say rượu nếp cẩm”

Click vào đây để xem đáp án

– Biện pháp so sánh giúp hình dung rõ ràng hơn về cảm giác “say nhãn” của người nói.

– Tăng sức gợi hình gợi cảm cho đoạn văn.

– Qua việc so sánh với cảm giác say rượu nếp cẩm, tác giả không chỉ cho thấy sự lâng lâng, ngây ngất của cảm xúc mà còn gợi lên một hình ảnh gần gũi, dễ hiểu đối với người đọc.

– Giúp người đọc cảm nhận được một trạng thái tinh thần nhẹ nhàng, say mê nhưng không quá say sưa, giống như cảm giác khi uống rượu nếp cẩm, nhẹ nhàng và ấm áp.

Câu 3. Thành ngữ “hoa thơm trái ngọt” trong đoạn văn được hiểu là gì?

Click vào đây để xem đáp án

Thành ngữ “Hoa thơm trái ngọt” Mùi thơm của hoa, vị ngọt của trái quả.

Câu 4. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc sau khi đọc văn bản.

Click vào đây để xem đáp án

Nhận thức được cần trân trọng và giữ gìn những hương vị truyền thống của quê hương.

+ Nhận thức được ý nghĩa của tình yêu quê hương đất nước đã nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách, làm cho mỗi người sống có lí tưởng cao đẹp, có trách nhiệm hơn.

+ Thể hiện tình yêu quê hương đất nước qua những việc làm tốt đẹp, thiết thực: Phấn đấu học tập, lao động, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ cảnh quan, môi trường quê hương, tự hào phát huy truyền thống dân tộc

+ Phê phán những người chối bỏ quê hương, giẫm đạp lên bản sắc văn hóa, phản bội đất nước…

Câu 5. Em có đồng tình với thái độ, tình cảm của tác giả trong văn bản không? Vì sao?

Click vào đây để xem đáp án

– Em hoàn toàn đồng tình với thái độ và tình cảm của tác giả.

– Tác giả không chỉ thể hiện sự yêu mến với các đặc sản, mà còn ca ngợi sự phong phú và đa dạng của đất nước Việt Nam.

– Tác giả thể hiện niềm tự hào về những món ăn, đặc sản của từng vùng miền, đồng thời khẳng định sự quý giá của những giá trị truyền thống. Điều này khiến em nhận ra rằng mỗi vùng quê đều có những giá trị đặc biệt đáng trân trọng và cần gìn giữ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *