Đọc hiểu thơ: Vinh Phố của tôi (Phạm Thùy Vinh)

Đọc đoạn trích:

Vinh (trích)

[…] Ta đã ở đây, sau bao nhiều đắng chát
Để có Vinh trong trẻo sớm mai này
Sông Lam dịu dàng một dải lụa đang bay
Sông đã hết những ngày sóng cuộn
Những địa đạo dưới chân núi Quyết
Đã ngủ quên trong cây trái xanh ngời
Bên ngôi đền quyện khói sương lưng núi
Ta ngắm nhìn một thành phố đang trôi

Mỗi ô cửa dưới kia ôm chứa một phận đời
Mỗi tiếng còi xe một vui – buồn đang tới
Em của ta ơi, em việc gì phải vội
Cuộc đời này không thể hết xôn xao
Em đã xanh lên trong nắng lửa gió Lào
Và đã chín khi dịu dàng anh đến
[…] Ta đã yêu Vinh như trót đã yêu người
Những lo lắng, điên rồ, những bình yên, khắc khoải
Luôn tự hỏi, dù tin vào mãi mãi
Những câu hỏi cổ xưa mà như mới ban đầu
Nếu một ngày không yêu nhau nữa
Ta phải làm gì để có thể quên nhau?

(Phạm Thùy Vinh, Vinh phố của tôi, NXB Nghệ An, 2023, tr.12 – 13)

Đọc hiểu thơ: Vinh Phố của tôi (Phạm Thùy Vinh)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích.

Click vào đây để xem đáp án

Thể thơ: tự do

Câu 2: Trong đoạn thơ thứ nhất, thành phố Vinh được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Click vào đây để xem đáp án

Thành phố Vinh được miêu tả qua các từ ngữ, hình ảnh: trong trẻo sớm mai này; Sông Lam dịu dàng, hết những ngày sóng cuộn; những địa đạo dưới chân núi Quyết đã ngủ quên; ngôi đền quyện khói sương; thành phố đang trôi.

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ dưới đây:
Ta đã yêu Vinh như trót đã yêu người
Những lo lắng, điên rồ, những bình yên, khắc khoải

Click vào đây để xem đáp án

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
– Làm cho những dòng thơ sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm.
– Giúp người đọc hình dung cụ thể về sự gắn bó, tình yêu tha thiết, mãnh liệt của tác giả với thành phố mình sinh sống. Tình yêu ấy được thể hiện bằng những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với góc nhìn “Em của ta ơi, em việc gì phải vội/ Cuộc đời này không thể hết xôn xao” của tác giả không? Vì sao?

Click vào đây để xem đáp án

– Trình bày quan điểm: đồng ý/ không đồng ý/ đồng ý một phần
– Lý giải: tôn trọng các cách lý giải khác nhau, miễn là phù hợp.
Một vài gợi ý: Nếu đồng ý, có thể theo hướng: Cuộc đời là một dòng chảy không ngừng, luôn xôn xao, biến động. Vì thế không phải lúc nào mình cũng vội vàng, gấp gáp theo, có lúc cần có những phút giây chậm lại, để bình tâm, lấy năng lượng đối mặt với sự biến động đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *