Đọc hiểu thơ: Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Thu vịnh
Nguyễn Khuyến

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Đọc hiểu thơ: Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú đường luật
B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
C. Thất ngôn xen lục ngôn
D. Song thất lục bát

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: A

Câu 2. Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong bài thơ?
A. Miêu tả, tự sự
B. Biểu cảm, tự sự
C. Biểu cảm, miêu tả
D. Tự sự, nghị luận

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: C

Câu 3. Đặc điểm gieo vần của bài thơ Thu vịnh là:
A. Gieo vần chân
B. Vần bằng
C. Vần “ao” được gieo ở tiếng thứ 7 của các câu 1, 2, 4, 6, 8
D. Cả ba đáp án trên

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: D

Câu 4. Điểm nhìn để đón nhận cảnh thu của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Thu vịnh là:
A. Điểm nhìn từ trên cao
B. Điểm nhìn từ dưới thấp
C. Điểm nhìn từ gần đến cao xa, từ cao xa trở về gần
D. Điểm nhìn từ cao xa, về gần thấp rồi lại đến cao xa

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: D

Câu 5. Hình ảnh nào xuất hiện trong cả hai bài thơ Thu vịnh và Thu điếu?
A. Trời thu
B. Ao thu
C. Trăng thu
D. Lá thu

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: A

Câu 6. Dòng nào nêu lên bức tranh thu được miêu tả trong bài thơ?
A. Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ
B. Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt
C. Bức tranh thiên nhiên đẹp, thanh sơ, yên bình nhưng tĩnh lặng, gợi buồn
D. Bức tranh thiên nhiên mới mẻ, kì thú, đậm chất phương xa, xứ lạ

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: C

Câu 7. Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ như thế nào?
A. Cảnh nhớ nhung, sầu muộn
B. Cô đơn, u hoài
C. Chán chường, ngán ngẩm
D. U buồn, tủi hổ

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: D

Câu 8. Dòng nào sau đây không biểu đạt nội dung của bài thơ?
A. Vẻ đẹp thanh sơ, tĩnh lặng của cảnh vật mùa thu.
B. Nỗi niềm u uẩn của nhà thơ.
C. Vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, bình dị, gắn bó với quê hương, đất nước của Nguyễn Khuyến.
D. Những chiêm nghiệm của tác giả trong một lần làm thơ về mùa thu.

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: D

Câu 9. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau, nêu tác dụng:

Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Click vào đây để xem đáp án

– Biện pháp nghệ thuật:
+ So sánh: nước biếc như tầng khói phủ
+ Đối: nước biếc >< song thưa; tầng khói phủ >< bóng trăng vào.
– Tác dụng:
+ Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ trên góp phần tạo ấn tượng về bức tranh thiên nhiên đẹp huyền ảo, thơ mộng.
+ Đồng thời tăng tính gợi hình, tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho bài thơ

Câu 10. Qua các hình ảnh về mùa thu trong bài thơ, tác giả thể hiện tình cảm gì với thiên nhiên.

Click vào đây để xem đáp án

Tình cảm của tác giả với thiên nhiên:

– Yêu thiên nhiên đắm say, mãnh liệt. Yêu thiên nhiên, ông cảm nhận thiên nhiên, ông cảm nhận thiên nhiên mùa thu bằng những vần thơ đẹp, giàu hình ảnh, cảm xúc của một tâm hồn nhạy cảm.

– Yêu thiên nhiên chính là yêu quê hương, đất nước – đây là vẻ đẹp trong thơ Nguyễn Khuyến. Tình yêu yêu quê hương đất nước không ồn ào phô trương mà lặng kẽ, sâu sắc, mãnh liệt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *