I. PHẦN ĐỌC – HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
(“Mẹ” – Trần Quốc Minh)

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Click vào đây để xem đáp án
Đọc trích được viết theo thể thơ Lục bát
Câu 2: Những âm thanh nào được tác giả gợi nhắc đến trong đoạn trích này?
Click vào đây để xem đáp án
Những âm thanh được tác giả nhắc đến trong đoạn trích: tiếng ve, tiếng võng đưa, tiếng mẹ ru.
Câu 3: Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ cuối có tác dụng gì?
Click vào đây để xem đáp án
– Biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ: “Mẹ là ngọn gió của con.”
– Tác dụng:
+ Giúp câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc, thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe.
+ Khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả nhưng luôn tràn đầy yêu thương và đức hy sinh dành cho con.
+ Bộc lộ tình cảm trân trọng, thấu hiểu và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ.
Câu 4: Theo em lời ru của mẹ có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
Click vào đây để xem đáp án
Vai trò và ý nghĩa của lời ru của mẹ:
– Lời ru là biểu hiện cảm động của tình mẫu tử thiêng liêng, thể hiện tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho con. Từng câu ru ấm áp chứa đựng sự chở che, vỗ về và gắn kết tình cảm mẹ con.
– Lời ru còn là phương tiện truyền tải yêu thương, nơi mẹ gửi gắm những mong ước tốt đẹp dành cho con. Qua từng lời ru, con cảm nhận được sự bao bọc, ân cần và lòng hy sinh của mẹ.
– Lời ru nhẹ nhàng, êm ái giúp đưa con vào giấc ngủ say nồng, mang lại cảm giác an yên trong vòng tay mẹ. Đó là thanh âm ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con ngay từ những ngày thơ bé.
– Lời ru còn chắp cánh cho những ước mơ tuổi thơ bay cao, bay xa. Những hình ảnh đẹp trong lời ru gieo vào lòng con niềm tin, hy vọng và khát vọng vươn tới tương lai tươi sáng.
Câu 5: Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ đoạn trích là gì? Vì sao?
Click vào đây để xem đáp án
– Bài học sâu sắc nhất: Phải biết yêu thương, kính trọng và biết ơn cha mẹ.
– Vì:
+ Đó là những người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn…
+ Đó là những người luôn mở rộng vòng tay để che chở, bảo vệ cho ta suốt cả cuộc đời….
+ Đó là những người sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời vì chúng ta
Câu 6: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ được nói tới trong đoạn trích của phần đọc hiểu.
Click vào đây để xem đáp án
1. Mở đoạn.
Xác định vấn đề nghị luận: Hình ảnh người mẹ – một hình ảnh đẹp!
2. Thân đoạn.
* Xác định được các ý để làm rõ đối tượng cần nghị luận.
* VD:
– Hình ảnh người mẹ hiện lên trong không gian oi ả của ngày hè…
– Hình ảnh người mẹ gắn liền với lời ru ngọt ngào bên cánh võng…
– Hình ảnh người mẹ với đôi bàn tay vất vả nhọc nhằn nhưng đầy ắp yêu thương…
– Để gợi tả hình ảnh này, nhà thơ đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật : Thể thơ lục bát truyền thống; giọng thơ ngọt ngào, ấm áp; ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc; các biện pháp tu từ đặc sắc… Nhờ đó mà hình ảnh người mẹ hiện lên thật đẹp! Đó là vẻ đẹp giản dị, gần gũi, thân thuộc … trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
– Liên hệ mở rộng (nếu có thể)
3. Kết đoạn.
Chốt lại cảm xúc của bản thân sau khi đọc thơ: Nhà thơ Trần Quốc Minh đã giúp chúng ta hiểu thêm được nỗi lòng của người mẹ… Để ta biết trân quý, yêu thương mẹ nhiều hơn…