Đọc hiểu thơ: Gấu con chân vòng kiềng

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

GẤU CON CHÂN VÒNG KIỀNG

Gấu con chân vòng kiềng
Gấu con chân vòng kiềng
Đi dạo trong rừng nhỏ,
Nhặt những quả thông già,
Hát líu lo, líu lo.
Đột nhiên một quả thông
Rụng vào đầu đánh bốp…
Gấu luống cuống, vướng chân
Và ngã nghe cái bộp!
Có con sáo trên cành
Hét thật to trêu chọc:
– Ê gấu, chân vòng kiềng
Giẫm phải đuôi à nhóc!
Cả đàn năm con thỏ
Hét thật to trêu chọc:
– Gấu con chân vòng kiềng!
Hét thật to – đến xấu.
Thế là ai cũng biết
Tất cả đều chê bai:
– Gấu con chân vòng kiềng
Đi dạo trong rừng nhỏ…
Gấu con chân vòng kiềng
Vội chạy về mách mẹ:
– Vòng kiềng thật xấu hổ
Con thà chết còn hơn.
Nó nấp sau cánh tủ,
Tủi thân khóc thật to:
– Cả khu rừng này chê
Chân vòng kiềng xấu, xấu!
Ngạc nhiên lắm, mẹ gấu
Nói với con thế này:
– Chân của con rất đẹp,
Mẹ luôn thấy tự hào!
Chân mẹ vòng kiềng nhé,
Cả chân bố cũng cong,
Vòng kiềng giỏi nhất vùng
Chính là ông nội đấy!
Gấu con nghe mẹ nói
Bình tâm trở lại ngay.
Ra rửa sạch chân tay,
Rồi ngồi ăn bánh mật.
Và bước ra kiêu hãnh,
Vui vẻ hét thật to:
– Chân vòng kiềng là ta
Ta vào rừng đi dạo

Trang 39 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Đọc hiểu thơ: Gấu con chân vòng kiềng

Câu 1: Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng thuộc thể thơ nào?

A. 5 chữ

B. 7 chữ

C. Lục bát

D. Tự do

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: A

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì?

A. Thuyết minh

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: D

Câu 3: Trong SGK, bài thơ trên là bản dịch của ai?

A. Nguyễn Quỳnh Hương

B. Xuân Diệu

C. Trần Đăng Khoa

D. Phạm Lữ Ân

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: A

Câu 4: Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng viết về tình cảm gia đình, đúng nay sai?

A. Đúng

B. Sai

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: B

Câu 5: Trong bài thơ, vật gì đã khiến gấu con ngã nhào?

A. Viên đá

B. Hố đất

C. Quả thông

D. Quả nhãn

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: C

Câu 6: Đàn thỏ đã làm gì khi gấu con bị chê xấu?

A. Bảo vệ gấu con

B. An ủi gấu con

C. Hùa theo trêu chọc

D. Phê phán kẻ trêu chọc gấu con

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: C

Câu 7: Khi chưa bị trêu chọc, gấu con có tâm trạng như thế nào?

A. Vui vẻ, yêu đời

B. Lo âu, sợ hãi

C. Nóng giận, bực tức

D. Đau khổ, thất vọng

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: A

Câu 8: Điệp ngữ: Gấu con chân vòng kiềng được lặp lại nhằm nhấn mạnh điều gì?

A. Gấu con rất bé nhỏ

B. Gấu con có đôi chân vòng kiềng

C. Gấu con dễ bị trêu chọc

D. Gấu con tinh nghịch

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: B

Câu 9. Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!”?

Click vào đây để xem đáp án

Gấu mẹ nói như vậy là để cậu thấy rằng không phải một mình cậu như vậy, cả nhà gấu đều giống cậu vì đây là di truyền. Tuy là chân vòng kiềng nhưng ông nội là người giỏi nhất vùng nên gấu con không phải xấu hổ hay tự ti về bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *