Đọc hiểu thơ: Đưa Tiễn Chinh Phu của Đặng Trần Côn

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) 

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

                             ĐƯA TIỄN CHINH PHU

                            “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
                             Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
                             Thành liền  mong tiến bệ rồng,
                             Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
                             Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
                             Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
                             Giã nhà đeo bức chiến bào,
                             Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.
                             Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
                             Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
                             Đưa chàng lòng dằng dặc buồn,
                             Bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền”.

                     (Trích Chinh phụ ngâmĐặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)

 

 Đưa Tiễn Chinh Phu của Đặng Trần Côn

Câu 1. Văn bản trên mang đặc điểm của thể thơ nào?

A. Thơ tám chữ
B. Thơ song thất lục bát
C. Thơ lục bát
D. Thơ tự do

Gợi ý:

  • Xác định số tiếng trong các dòng thơ và quy luật của chúng.
Click vào đây để xem đáp án
Đáp án: B. Thơ song thất lục bát

Câu 2. Bài thơ có cách ngắt nhịp chủ yếu là gì?

A. Hai dòng thất ngắt nhịp 4/3; dòng lục và dòng bát ngắt nhịp 2/2/2 và 2/2/2/2
B. Hai dòng thất ngắt nhịp 3/4; dòng lục và dòng bát ngắt nhịp 2/2/2 và 2/2/2/2
C. Hai dòng thất ngắt nhịp 4/3; dòng lục và dòng bát ngắt nhịp 4/4 và 2/2/2/2
D. Hai dòng thất ngắt nhịp 3/4; dòng lục và dòng bát ngắt nhịp 4/2 và 2/2/2/2

Gợi ý:

  • Tìm cách ngắt nhịp trong các dòng thơ thất và lục bát.
Click vào đây để xem đáp án
Đáp án: B. Hai dòng thất ngắt nhịp 3/4; dòng lục và dòng bát ngắt nhịp 2/2/2 và 2/2/2/2

Câu 3. Đâu là điển tích điển cố được sử dụng trong bài thơ?

A. Dặm nghìn da ngựa.
B. Nhẹ tựa hồng mao.
C. Thét roi cầu Vị.
D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.

Gợi ý:

  • Xem xét các câu thơ chứa hình ảnh có nguồn gốc từ điển tích.
Click vào đây để xem đáp án
Đáp án: D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.

Câu 4. Các điển tích được dùng trong bài thơ thể hiện điều gì?

A. Tình cảm yêu thương, cảm phục của người vợ dành cho chồng.
B. Nỗi buồn thương da diết của người vợ khi tiễn chồng ra trận.
C. Chí khí quyết tâm xả thân cứu nước và tinh thần dũng mãnh của người chinh phu.
D. Lòng quyết tâm lập chiến công cứu nước của người chinh phu.

Gợi ý:

  • Tìm ý nghĩa của các hình ảnh mang tính chất hào hùng, dũng mãnh trong điển tích.
Click vào đây để xem đáp án
Đáp án: C. Chí khí quyết tâm xả thân cứu nước và tinh thần dũng mãnh của người chinh phu.

Câu 5. Câu thơ nào sau đây thể hiện vẻ đẹp của người chinh phu qua phép hoán dụ?

A. Xếp bút nghiên theo việc đao cung
B. Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
C. Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
D. Đưa chàng lòng dằng dặc buồn

Gợi ý:

  • Xác định hình ảnh mang tính đại diện thể hiện tinh thần và lý tưởng cao đẹp của người chinh phu.
Click vào đây để xem đáp án
Đáp án: A. Xếp bút nghiên theo việc đao cung

Câu 6. Hình ảnh người chinh phu được khắc họa như thế nào trong tâm trí của người chinh phụ?

A. Cô thấy người chinh phu uy nghi, đẹp đẽ.
B. Cô thấy chàng là một trang anh hùng hào kiệt sẵn sàng lên đường lập công giết giặc.
C. Chàng là hiện thân của đáng nam nhi đại trượng phu trung quân ái quốc.
D. Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng.

Gợi ý:

  • Tổng hợp các hình ảnh, chi tiết miêu tả về người chinh phu trong bài thơ.
Click vào đây để xem đáp án
Đáp án: D. Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng.

Câu 7. Cảm xúc chủ đạo bao trùm lên cả đoạn trích là cảm xúc nào?

A. Cảm xúc tự hào về người chồng của mình.
B. Yêu thương, quyết tâm chờ đợi chồng chiến thắng giặc trở về.
C. Buồn thương, lưu luyến không nỡ rời xa.
D. Cảm xúc tự hào, buồn sâu, thương cho bản thân mình.

Gợi ý:

  • Xem xét tâm trạng chung của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận.
Click vào đây để xem đáp án
Đáp án: C. Buồn thương, lưu luyến không nỡ rời xa.

Câu 8. Dòng nào khái quát nội dung chính đoạn trích thơ?

A. Miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu.
B. Miêu tả khung cảnh ác liệt nơi chiến trường mà người chinh phu đang hành quân tới.
C. Miêu tả khung cảnh thiên nhiên trong ngày người chinh phụ tiễn người chinh phu lên đường ra chiến trận.
D. Miêu tả tâm trạng đoàn tụ của người chinh phụ khi người chinh phu từ chiến trường trở về.

Gợi ý:

  • Phân tích nội dung tập trung trong bài thơ.
Click vào đây để xem đáp án
Đáp án: C. Miêu tả khung cảnh thiên nhiên trong ngày người chinh phụ tiễn người chinh phu lên đường ra chiến trận.

Câu 9. Em rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

Gợi ý:

  • Tập trung vào ý nghĩa sâu sắc mà bài thơ muốn gửi gắm về tinh thần trách nhiệm và sự hy sinh.
Click vào đây để xem đáp án
Đáp án:

  • Người đàn ông mạnh mẽ và đẹp nhất khi thể hiện trách nhiệm với bản thân, gia đình và Tổ quốc.
  • Cuộc sống ai cũng gặp điều bất như ý, cần biết làm chủ cảm xúc để không chìm đắm trong nỗi buồn.

Câu 10. Qua hình ảnh người chinh phu, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với bản thân, gia đình và đất nước?

Gợi ý:

  • Đưa ra quan điểm cá nhân về trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Click vào đây để xem đáp án
Đáp án:

  • Em cần xác định mục tiêu trong học tập và rèn luyện để phát triển bản thân.
  • Trau dồi phẩm chất đạo đức tốt để trở thành niềm tự hào của gia đình.
  • Đóng góp sức mình vào sự phát triển của quê hương, đất nước qua những hành động thiết thực như học tập, bảo vệ môi trường và đoàn kết trong cộng đồng.

5 Câu hỏi tự học ở nhà

Câu hỏi 1: Em hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh “Dặm nghìn da ngựa” và “Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao” trong việc thể hiện chí khí của người chinh phu.

Câu hỏi 2: Qua cách khắc họa người chinh phu, em cảm nhận được những phẩm chất nào của hình tượng người đàn ông trong xã hội xưa?

Câu hỏi 3: Hình ảnh “Thét roi cầu Vị ào ào gió thu” gợi lên không khí và cảm xúc gì trong ngày người chinh phu ra trận?

Câu hỏi 4: Theo em, vì sao người chinh phụ lại “lòng dằng dặc buồn” khi tiễn chồng ra trận?

Câu hỏi 5: Em hãy viết một đoạn văn (5-7 câu) nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với Tổ quốc, được gợi lên từ hình ảnh người chinh phu trong bài thơ.

Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.

Đây là phần Đọc hiểu thơ Đưa Tiễn Chinh Phu của Đặng Trần Côn được trích từ ngân hàng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2025 – 2026.
Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *