Đọc ngữ liệu sau:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
Chiều chiều thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng.(Trích Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo, SGK tiếng Việt 4 tập 2 trang 118, Nhà xuất bản GD Việt Nam)
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ tự do.
B. Thể thơ tám chữ.
C. Thể thơ lục bát.
D. Thể thơ năm chữ.
Câu 2: Trong hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 3: Từ láy “thơ thẩn” trong câu thơ thứ 5 chỉ đám mây:
A. đi lại một cách chậm rãi và lặng lẽ như đang suy nghĩ vẩn vơ một điều gì đó.
B. đi lại một cách nhanh chóng, đột ngột do thời gian gấp rút do chiều về
C. đi lại thong thả và nhởn nhơ không để ý đến thời gian, không gian xung quanh
D. đi lại lúc thì nhanh chóng lúc lại chậm rãi và không để ý đến xung quanh
Câu 4: Ý nghĩa của đoạn thơ:
A. ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông vào buổi chiều tối
B. ca ngợi dòng sông gắn với tuổi thơ của mỗi người
C. ca ngợi vẻ đẹp dòng sông, đồng lúa quê hương
D. ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
Câu 5: Đoạn thơ có cấu tạo gồm:
A. Hai câu lục (6 tiếng) và hai câu bát (8 tiếng)
B. Ba câu lục (6 tiếng) và ba câu bát (8 tiếng)
C. Bốn câu lục (6 tiếng) và bốn câu bát (8 tiếng)
D. Năm câu lục (6 tiếng) và năm câu bát (8 tiếng)
Câu 6: Dòng sông mặc áo xanh vào buổi nào trong ngày:
A. Buổi sáng
B. Buổi trưa
C. Buổi chiều
D. Buổi tối
Câu 7: Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
A. Miêu tả cảnh dòng sông mặc áo trong ngày đẹp và thơ mộng
B. Kể chuyện dòng sông thay áo nhiều lần vào các buổi trong ngày
C. So sánh dòng sông giống như con người mặc áo mới
D. Làm cho hình ảnh dòng sông trở nên gần gũi, thân thuộc với con người.
Câu 8: Trong đoạn thơ từ “sao” gieo vần với các từ “đào” – “bao” – “áo” đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 9: Em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh dòng sông trong đoạn thơ trên?
Câu 10: Từ cảm nhận về dòng sông, em thấy mình cần làm gì để bảo vệ môi trường, thiên nhiên?