Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
ĐẤT NƯỚC
(Trích)
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
(Trích “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi, Thơ Việt Nam 1945-1960 – NXB Văn học, 1960)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Click vào đây để xem đáp án
Câu 2. Trong niềm vui chứng kiến sự đổi thay lịch sử của đất nước, nhà thơ đã gợi ra những hình ảnh nào về đất nước của mình? Những hình ảnh đó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung chủ đề của văn bản?
Click vào đây để xem đáp án
* Hình ảnh về đất nước: các từ ngữ gợi hình ảnh của đất nước: Rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trời xanh, núi rừng cánh đồng thơm ngát, ngả đường bát ngát, dòng sông đỏ nặng phù sa…
* Ý nghĩa:
– Những hình ảnh này gợi lên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống của đất nước.
– Thể hiện niềm vui sướng, tự hào của tác giả trước sự đổi mới, phát triển của đất nước sau những năm tháng chiến tranh gian khổ.
Câu 3. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình xưng “tôi”, sau đó lại chuyển sang “chúng ta”. Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?
Click vào đây để xem đáp án
Ý nghĩa: Nó thể hiện sự chuyển đổi từ cái tôi cá nhân đến cái chung (ý thức cộng đồng), từ tình cảm riêng của nhà thơ đến tình yêu đất nước rộng lớn của nhân dân.
– Đại từ “tôi” để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa thu quê hương.
– Đại từ “chúng ta” cho thấy nhà thơ đã hòa mình vào cộng đồng, thể hiện ý thức về trách nhiệm và tình yêu đối với đất nước…
Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những dòng thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Click vào đây để xem đáp án
Điệp ngữ: “của chúng ta” (hoặc “là của chúng ta”/ “đây là của chúng ta”)
Tác dụng:
– Tạo nhịp điệu cho thơ
– Nhấn mạnh sự khẳng định ý thức về chủ quyền, đất nước là của nhân dân.
– Gợi sự gắn bó, thân thuộc giữa con người và đất nước; khơi dậy lòng tự hào dân tộc…
Câu 5. Đoạn trích khép lại bằng những cảm xúc của tác giả về quá khứ, về những người đã hy sinh để bảo vệ đất nước: “Những buổi ngày xưa vọng nói về!”. Điều đó gợi cho em có những suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc?
Click vào đây để xem đáp án
Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc như:
– Kế thừa và phát huy truyền thống (tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết…), giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
– Có ý thức bảo vệ chủ quyền của đất nước.
– Không ngừng học hỏi và rèn luyện bản thân để xây dựng tương lai và cống hiến cho đất nước.
– Tham gia các hoạt động xã hội: Tình nguyện, giúp đỡ những người khó khăn, bảo vệ môi trường…