Đọc hiểu thơ: Cây dừa của Trần Đăng Khoa

Đọc văn bản sau:

CÂY DỪA

Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
1967
(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời 1968)

Đọc hiểu thơ: Cây dừa của Trần Đăng Khoa

Câu 1. Bài thơ “Cây dừa” được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

B. Lục bát

C. Năm chữ

D. Sáu chữ.

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: B

Câu 2. Yếu tố nào được sử dung trong câu thơ:

Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: A

Câu 3. Các từ láy được sử dụng trong bài thơ “Cây dừa” là:

A. trời trong, rì rào.

B. hoa nở, rì rào.

C. rì rào, đủng đỉnh.

D. rì rào, múa reo.

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: C

Câu 4. Từ “hũ rượu” trong bài thơ dùng để gợi tả điều gì?

A. nước dừa

B. buồng dừa

C. hoa dừa

D. quả dừa

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: D

Câu 5. Bài thơ “Cây dừa” ca ngợi vẻ đẹp gì?

A. Ca ngợi vẻ đẹp của cây dừa.
B. Ca ngơi vẻ đẹp nên thơ của quê hương đất nước.
C. Ca ngơi vẻ đẹp của thiếu nhi Việt Nam.
D. Ca ngơi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: B

Câu 6. Trong khổ thơ thứ hai, những tiếng hiệp vần với nhau là:

A. sao-vào, xanh-lành, lành-quanh .
B. sao-xanh, xanh-lành, lành-quanh.
C. sao-lành, lành-quanh.
D. sao-vào, xanh-quanh.

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: A

Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với dòng thơ “Thân dừa bạc phếch tháng năm” ?

A. Miêu tả thân dừa màu trắng.
B. Miêu tả thân dừa bị trầy xước.
C. Cho thấy sức sống trường tồn, mãnh liệt của cây dừa.
D. Dấu hiệu cây dừa sắp chết.

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: C

Câu 8. Hình ảnh cây dừa ở hai dòng thơ cuối có gì đặc biệt?

A. Cây dừa có vóc dáng cao.
B. Cây dừa có vóc dáng đẹp.
C. Cây dừa có sức sống mạnh mẽ.
D. Cây dừa vươn cao, tự tin, ung dung, hiên ngang.

Click vào đây để xem đáp án

Đáp án: D

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *