Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
BIỂN, NÚI, EM VÀ SÓNG
Xin cảm ơn những con đường ven biển
Cho rất nhiều đôi lứa dẫn nhau đi
Cảm ơn sóng nói thay lời dào dạt
Hàng thùy dương nói hộ tiếng thầm thìAnh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời
Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Ðã xô vào xin chớ ngược ra khơiAnh như núi đứng nghìn năm chung thủy
Không ngẩng đầu dù chạm tới mây bay
Yêu biển vỗ dưới chân mình dào dạt
Dẫu đôi khi vì sóng núi hao gầy…Cảm ơn em dịu dàng đi bên cạnh
Biển ngoài kia xanh quá nói chi nhiều
Núi gần quá – sóng và em gần quá
Anh đủ lời để tỏ một tình yêu(Biển, núi, em và sóng, Đỗ Trung Quân, http://tapchisonghuong.com.vn, ngày 30/01/2013).
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5.
Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản.
Câu 2. Nêu đề tài của văn bản
Câu 3. Nêu tác dụng phép tu từ so sánh trong khổ thơ sau:
Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời
Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Ðã xô vào xin chớ ngược ra khơi
Câu 4. Nêu ý nghĩa của lời cảm ơn trong khổ thơ mở đầu và khổ thơ cuối.
Câu 5. Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả được thể hiện trong văn bản.
PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của anh/ chị về tình yêu của nhân vật trữ tình trong khổ thơ sau:
Anh như núi đứng nghìn năm chung thủy
Không ngẩng đầu dù chạm tới mây bay
Yêu biển vỗ dưới chân mình dào dạt
Dẫu đôi khi vì sóng núi hao gầy…