Đọc hiểu NLXH: Thay vì giúp con có một ước mơ thực sự (Vân Huyền)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Thay vì giúp con có một ước mơ thực sự, nhiều ông bố bà mẹ thường đưa trẻ đến những trung tâm bồi dưỡng tài năng để tham gia hết khóa học này đến chương trình khác. Bởi, phụ huynh cho rằng những chương trình đó rất bổ ích và có giá trị với con.
(…) Ai trong chúng ta cũng có một ước mơ cho riêng mình, trẻ em cũng vậy. Song khác với người lớn, trẻ sẽ có nhiều ước mơ bay bổng do trí tưởng tượng phong phú. Khi đó nhiệm vụ của cha mẹ là nuôi dưỡng ước mơ của con một cách hợp lí, giúp chúng định hướng tương lai.
Trẻ em thường xuyên có ước mơ mới mỗi khi ngưỡng mộ ai đó. Khi được bác sĩ chữa khỏi bệnh, trẻ mong ước lớn lên sẽ làm bác sĩ, khi xem tivi và chứng kiến những diễn viên xinh đẹp hoặc xem những bộ phim siêu nhân thì ước mơ của trẻ lại khác. Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình. Thường, trẻ nhỏ với suy nghĩ ngây thơ, có thể con sẽ thốt ra những câu nói khiến cha mẹ hoang mang. Khi đó không ít phụ huynh áp đặt suy nghĩ và mong muốn của mình lên con. Họ ép con thích những điều cha mẹ muốn. Song, đó không phải là niềm yêu thích của trẻ. Theo các chuyên gia, đó là một trong những suy nghĩ sai lầm mà cha mẹ nên bỏ trong quá trình định hình ước mơ cho con trẻ. Theo chuyên gia Trần Quốc Phúc, cha mẹ hãy cho con một ước mơ và đừng bao giờ “tiêu diệt” giấc mơ đó. “Cha mẹ hãy hỏi con thích gì và tin con sẽ làm được điều đó. Cha mẹ hãy dẫn con tới nơi có những người thành công, để con tiếp cận, nhìn những căn nhà đẹp, những chiếc xe đẹp. Đồng thời để con chứng kiến cuộc sống của những trẻ em nghèo,” chuyên gia cho biết.

Đọc hiểu NLXH: Thay vì giúp con có một ước mơ thực sự (Vân Huyền)

Câu 1. Tìm một câu văn chứa luận điểm chính của bài.
Gợi ý:

  • Ai trong chúng ta cũng có một ước mơ cho riêng mình, trẻ em cũng vậy.
  • Khi đó nhiệm vụ của cha mẹ là nuôi dưỡng ước mơ của con một cách hợp lí, giúp chúng định hướng tương lai.
Click vào đây để xem đáp án
Ai trong chúng ta cũng có một ước mơ cho riêng mình, trẻ em cũng vậy.

Câu 2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình.
Gợi ý: Thành phần biệt lập xuất hiện ở đầu câu, thể hiện thái độ người nói.

Click vào đây để xem đáp án
Chắc hẳn – thành phần tinh thái.

Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Gợi ý: Đoạn trích phản ánh thực trạng một số phụ huynh áp đặt suy nghĩ lên con cái, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng, nuôi dưỡng ước mơ của trẻ theo cách phù hợp.

Click vào đây để xem đáp án
Văn bản nêu lên thực trạng về cách giáo dục con cái của nhiều bậc phụ huynh, đồng thời nhấn mạnh rằng cha mẹ nên lắng nghe và hỗ trợ con nuôi dưỡng ước mơ thay vì áp đặt suy nghĩ của mình.

Câu 4. Theo em vì sao tác giả muốn cha mẹ hãy cho con chứng kiến cuộc sống của những trẻ em nghèo?
Gợi ý: Tác giả mong muốn trẻ em được trải nghiệm thực tế, để từ đó phát triển sự đồng cảm, biết trân trọng và hình thành những giá trị sống đúng đắn.

Click vào đây để xem đáp án
Cho con chứng kiến cuộc sống của những trẻ em nghèo là một cách để dạy trẻ trải nghiệm thực tế, từ đó trân trọng cuộc sống hiện tại, phát triển lòng biết ơn và sự sẻ chia.

Câu 5. Em có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn không? Vì sao?
Gợi ý: Học sinh có thể nêu quan điểm cá nhân, nếu đồng tình hoặc không đồng tình, cần lý giải rõ ràng.

Click vào đây để xem đáp án
Không đồng tình. Việc ép buộc trẻ theo mong muốn của cha mẹ sẽ khiến trẻ đánh mất sự tự do phát triển, không phát huy được tiềm năng và sáng tạo của bản thân. Trẻ cần được lắng nghe và phát triển theo cách riêng của mình.

5 Câu hỏi tự học ở nhà

Câu hỏi 1: Hãy tìm thêm một câu văn trong đoạn trích thể hiện tầm quan trọng của việc lắng nghe ước mơ của trẻ em.

Câu hỏi 2: Theo đoạn trích, điều gì khiến cha mẹ có thể vô tình “tiêu diệt” ước mơ của con mình?

Câu hỏi 3: Bạn hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) bày tỏ suy nghĩ của mình về việc tôn trọng ước mơ của trẻ em.

Câu hỏi 4: Hãy nêu hai ý nghĩa mà việc chứng kiến cuộc sống của trẻ em nghèo mang lại cho con trẻ.

Câu hỏi 5: Từ nội dung đoạn trích, em hãy đưa ra lời khuyên cho cha mẹ trong việc giúp con nuôi dưỡng ước mơ.

Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.

Đây là phần Đọc hiểu NLXH: Thay vì giúp con có một ước mơ thực sự (Vân Huyền) được trích từ ngân hàng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2025 – 2026.

Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *