PHẦN I: ĐỌC – HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chúng ta thường quan tâm đến việc nuôi dưỡng cơ thể bằng những loại thức ăn nào bổ dưỡng, lành mạnh, nhưng lại rất ít khi quan tâm đến việc nuôi dưỡng tâm hồn. Thật ra, tâm hồn ta cũng cần được nuôi dưỡng. Và xét về nhiều khía cạnh, tâm hồn là quan trọng và cần chú ý quan tâm hơn rất nhiều. Một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh dễ mang lại cho ta cuộc sống yên vui, hạnh phúc, ngay cả khi ta gặp phải những nghịch cảnh khó khăn.
(…) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài. Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.
(Trích Nuôi dưỡng tâm hồn nơi chính bạn)
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản.
Gợi ý: Văn bản nhằm thuyết phục người đọc nhận thức về tầm quan trọng của tâm hồn.
Câu 2: Theo đoạn trích, một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh mang lại cho ta điều gì? Sống buông trôi, thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Gợi ý: Tìm ý từ đoạn văn nhấn mạnh tầm quan trọng của tâm hồn và hậu quả khi không quan tâm đến tâm hồn.
Câu 3: Dể thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng tâm hồn, tác giả sử dụng những lý lẽ nào?
Gợi ý: Liệt kê các luận điểm chính trong bài.
Câu 4: Xác định các hình ảnh ẩn dụ trong câu:
“Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại.”
Nêu ý nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ đó.
Gợi ý: Tìm hiểu nghĩa bóng của từ “khô cằn” và “cỏ dại”.
Câu 5: Em có đồng tình với ý kiến:
“Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác” không? Vì sao?
Gợi ý: Trình bày quan điểm cá nhân, ngắn gọn và rõ ràng.
5 Câu hỏi tự học ở nhà
Câu hỏi 1: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh trong cuộc sống?
Câu hỏi 2: Theo em, vì sao tác giả lại so sánh tâm hồn “khô cằn” hoặc “mọc đầy cỏ dại”? Hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh này.
Câu hỏi 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) bày tỏ quan điểm của em về việc “Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác”.
Câu hỏi 4: Từ đoạn trích, hãy nêu những hành động cụ thể mà em có thể làm để nuôi dưỡng tâm hồn.
Câu hỏi 5: Hãy nêu ý kiến của em về vai trò của việc trân trọng những điều tốt đẹp xung quanh trong việc nuôi dưỡng tâm hồn.
Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.
Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!