Đọc hiểu văn bản: Hồ Chí Minh và Bản Tuyên ngôn độc lập

Đọc văn bản sau:

HỒ CHÍ MINH VÀ BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

(1) Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Pó về Tân Trào. Giữa tháng 5, Người yêu cầu Trung úy Giôn, báo vụ của OSS (cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ), điện về Côn Minh, đề nghị thả dù cho Người cuốn “Tuyên ngôn Độc lập” của Hoa Kỳ.

(2) Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối 25-8, Người vào nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.

Sáng 26-8-1945, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, bàn các vấn đề như chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới; sớm công bố danh sách thành viên Chính phủ lâm thời; chuẩn bị ra “Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân. Ngày ra mắt Chính phủ lâm thời cũng là ngày nước Việt Nam công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 27-8-1945, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ và đề nghị đầu tháng 9, Chính phủ ra mắt quốc dân và đọc “Tuyên ngôn Độc lập” mà người đã chuẩn bị.

Người đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt, đề nghị duyệt kĩ, vì ta sẽ đọc không phải chỉ để đồng bào cả nước ta nghe, mà còn cho cả Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp, cho cả các nước đồng minh nghe. […]
Ngày 28 và 29-8, ban ngày, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sở của Chính phủ lâm thời. Người dành phần lớn thì giờ soạn “Tuyên ngôn Độc lập”. Buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, một căn buồng vừa là phòng ăn, vừa là phòng tiếp khách, Bác tự đánh máy “Tuyên ngôn Độc lập” ở một cái bàn tròn.
Ngày 30-8, Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. Người đọc cho mọi người nghe và hỏi ý kiến. Ngày 31-8, Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.
14 giờ ngày 2-9-1945, trong cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, trên diễn đàn cao và trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” do người khởi thảo, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

(Bùi Đình Phong, theo báo Danang.vn, đăng ngày 02/09/1998)

Đọc hiểu văn bản: Hồ Chí Minh và Bản Tuyên ngôn độc lập

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên?

Click vào đây để xem đáp án

Văn bản thông tin.

Câu 2. Mục đích của tác giả khi viết văn bản trên là gì?

Click vào đây để xem đáp án

Mục đích của tác giả khi viết văn bản trên là gì?
– Cung cấp thông tin về sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập.
– Thể hiện lòng kính yêu, tưởng nhớ đối với chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 3. Em có nhận xét gì về về quá trình chuẩn bị và soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”?

Click vào đây để xem đáp án

Nhận xét về về quá trình chuẩn bị và soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”: Quá trình soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” được tiến hành trong một thời gian dài, với sự chuẩn bị kĩ lưỡng, đầu tư công phu, thẩm định cẩn thận.

Câu 4. Theo em, bản “Tuyên ngôn Độc lập” có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa? Lí giải?

Click vào đây để xem đáp án

– Bản “Tuyên ngôn Độc lập” có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Lí do: Bản Tuyên ngôn là văn kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời chính thức của một chế độ, một chính phủ mới. Bản Tuyên ngôn còn là bản luận tội đanh thép đối với kẻ thù, ngăn chặn và đập tan mọi âm mưu quay trở lại xâm chiếm nước ta của thực dân Pháp và các thế lực thù địch. Bản Tuyên ngôn cũng vinh danh nhân dân ta đã anh dũng đấu tranh để có được độc lập như ngày hôm nay. Đồng thời, nó cũng công bố rộng rãi cho nhân dân thế giới biết về sự ra đời của nước Việt Nam mới, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân hòa bình thế giới.

Câu 5. Em rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?

Click vào đây để xem đáp án

Bài học: Để có được đất nước như hôm nay, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của các thế hệ đi trước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *