Phần 1: Đọc- hiểu (4.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi lớn lên, tôi không nhớ là mình đã nghe thấy ba nói câu: “Ba yêu con!” khi nào. Nếu như ba bạn không bao giờ nói câu đó khi bạn còn nhỏ, thì sau này, khi già đi, ông sẽ cảm thấy khó nói ra. Mà thật ra thì, tôi cũng chẳng còn nhớ lần cuối tôi nói:”Con yêu ba!” là khi nào. Cuối cùng, tôi phải dẹp bỏ tính kiêu hãnh qua một bên để tiến tới trước. Sau một hồi do dự, trong cuộc gọi kế tiếp về nhà, tôi bật ra câu nói: “Ba, con yêu ba!”
Đầu dây bên kia im lặng, rồi ba tôi nói một cách vụng về: “Ờ, ba cũng vậy!”
Tôi cười thầm và nói: “Ba à, con biết ba cũng yêu con và khi đã sẵn sàng thì ba sẽ nói những điều ba muốn!”
[…]Vài tuần sau, ba tôi kết thúc cuộc gọi điện thoại bằng câu: “Paul, ba yêu con!”. Lúc đó, tôi đang ở chỗ làm, và những giọt nước mắt lăn dài trên má khi cuối cùng tôi cũng đã nghe được thông điệp của tình yêu thương… Trong khoảnh khắc đặc biệt ấy, tôi cảm thấy tình cảm giữa ba con tôi càng sâu sắc hơn.
Chỉ ít lâu sau cuộc gọi đó, cha tôi đã vượt qua một cuộc phẫu thuật tim trong gang tấc. Từ đó, có một suy nghĩ cứ trở đi trở lại trong đầu tôi: nếu như tôi không nói trước và nếu như ba tôi không vượt qua cuộc phẫu thuật tim thì có lẽ không bao giờ tôi nghe được tình yêu thương.
(Trích “Tôi đã nghe thấy tình yêu thương”, Paul Barton, Những vòng tay âu yếm, NXB Trẻ)
Câu 1: Ngữ liệu trên sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó?
Gợi ý: Chú ý cách tác giả xưng hô và trực tiếp kể lại câu chuyện.
Câu 2: Theo tác giả, chúng ta sẽ sẵn sàng nói ra lời yêu thương ai đó khi nào?
Gợi ý: Xem xét những lý do và thời điểm mà nhân vật nói ra lời yêu thương trong ngữ liệu.
Câu 3: Tại sao khi nghe được câu nói “Paul, ba yêu con!”, tác giả lại coi đó là “khoảnh khắc đặc biệt”?
Gợi ý: Tập trung vào cảm nhận của nhân vật chính tại thời điểm đó.
Câu 4: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong ngữ liệu trên?
Gợi ý: Tìm các câu trích dẫn nguyên văn được để trong dấu ngoặc kép.
Câu 5: Em rút ra được cho mình những bài học nào thông qua ngữ liệu trên?
Gợi ý: Liên hệ thực tế và rút ra ý nghĩa từ câu chuyện.
5 Câu hỏi tự học ở nhà
Câu hỏi 1: Em hãy phân tích ý nghĩa của việc nhân vật “tôi” chủ động nói lời yêu thương với ba mình.
Câu hỏi 2: Tại sao tác giả lại cho rằng lời yêu thương là “thông điệp của tình yêu thương”?
Câu hỏi 3: Theo em, tại sao người ba trong câu chuyện lại cảm thấy “khó nói ra” lời yêu thương với con?
Câu hỏi 4: Em cảm nhận gì về vai trò của lời yêu thương trong việc kết nối tình cảm giữa các thành viên trong gia đình?
Câu hỏi 5: Nếu em là nhân vật “tôi”, em sẽ làm gì để thể hiện sự yêu thương với ba hoặc mẹ của mình?
Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.
Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!