PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưaCon nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho conCon nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôiNhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương(Trích Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên, Sách Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2007, tr. 144)
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong văn bản trên là ai?
Gợi ý: Nhân vật trữ tình thường xưng “con”, “anh”, “ta” trong bài thơ.
Câu 2. Hình ảnh nhân dân được tác giả mô tả cụ thể qua những con người như thế nào?
Gợi ý: Các nhân vật được miêu tả qua công việc, vai trò trong kháng chiến.
Câu 3. Tác dụng của biện pháp điệp từ “nhớ” được sử dụng trong văn bản?
Gợi ý: Chú ý đến tần suất xuất hiện của từ “nhớ” và ý nghĩa cảm xúc mà từ này gợi ra.
Câu 4. Nỗi nhớ tình yêu với người con gái Tây Bắc có ý nghĩa như thế nào trong lòng của nhân vật trữ tình qua những dòng thơ:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
Gợi ý: Liên hệ tình yêu cá nhân với tình yêu quê hương và thiên nhiên.
Câu 5. Em có đồng ý với nội dung mà tác giả đề cập trong 2 dòng thơ:
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!”
Gợi ý: Xem xét mối liên hệ giữa tình cảm con người với vùng đất từng gắn bó.
5 Câu hỏi tự học ở nhà
Câu hỏi 1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” và nêu ý nghĩa vai trò của nhân vật trữ tình trong việc bày tỏ cảm xúc.
Câu hỏi 2: Hình ảnh “anh con,” “em con,” và “mế” được nhắc đến trong bài thơ mang ý nghĩa gì về tình cảm của nhân vật trữ tình đối với nhân dân?
Câu hỏi 3: Biện pháp điệp từ “nhớ” được sử dụng trong bài thơ có tác dụng gì trong việc nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật trữ tình?
Câu hỏi 4: Hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh tình yêu trong câu thơ“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng.”
Câu hỏi 5: Em có đồng ý với nhận định: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!”? Vì sao?
Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.
Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!