Đọc hiểu thơ: Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương
– Việt Phương –

Trời đổ mưa, đi viếng Bác, đồng bào chờ, bị ướt
Bác thương đồng bào, con biết Bác không vui

Ngừng đập trái tim tột bậc con người
Cây cỏ đất trời không thật nữa
Mặt ta nhìn sắc màu cũng giả
Ôi ước gì không thật cả nỗi đau mồ côi

Con đóng cửa buồng, ở mình con với Bác
Chưa muốn cùng ai chia bớt nỗi đau này
Quanh người con và trong con tất cả đều bỗng khác
Bác qua đời rồi sao con vẫn ngồi đây
Con không thể nghĩ rằng Bác Hồ đã mất
Mà nắng vẫn chuyền như sóc giữa lùm cây.

Con chim đuôi dài được Bác chở che vẫn bay về trước cổng
Cây vú sữa đầu nhà đang xoè rộng tán sum suê
Bầy cá rô phi nhớ giờ Bác cho ăn lại ngoi lên đớp sóng
Con ra đường quen đứng ngóng Bác quay về

Hôm nay trên vườn ta trời uy nghi lồng lộng
Hàng bụt mọc trầm tư vút thẳng bên bờ ao
Gió heo may trong cành đa lao xao tìm gọi nắng
Lê-Nin trên bàn đang chờ đón Bác đi vào

Bác ơi lúa mùa này đồng thấp đồng cao lên đẹp lắm
Cơn bão vào đất liền đi chậm lại rồi tan
Mua bia đã bớt xếp hàng và anh em còn cố gắng
Đêm qua 140 bốt đồn thù bị ta đánh trong Nam
Con trữ các loại tin đứng chờ đây mong từ Bác một lời ánh sáng
Như từ lâu nay con thường vẫn hay làm
Bác lại về đi Bác ơi sau mấy ngày đi vắng
Khoẻ mạnh hồng hào trong nắng óng vườn cam

(Trích, Việt Phương, Cửa mở, NXB Văn học, 1970)

Đọc hiểu thơ: Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Click vào đây để xem đáp án

Nhân vật trữ tình: người con trong quan hệ với Bác/ Tác giả.

Câu 2. Bài thơ gợi cảm hứng từ sự kiện nào của đất nước?

Click vào đây để xem đáp án

Bài thơ gợi cảm hứng từ nỗi đau trước sự ra đi của Bác – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Câu 3. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:

Ngừng đập trái tim tột bậc con người
Cây cỏ đất trời không thật nữa

Click vào đây để xem đáp án

Hiểu về hai câu thơ:
Ngừng đập trái tim tột bậc con người
Cây cỏ đất trời không thật nữa
– Bác Hồ đã vĩnh viễn ra đi để lại nỗi tiếc thương cho mọi người. Tác giả diễn tả nỗi đau mất mát khiến nhận thức con người bị tê liệt, mọi thứ như không thật nữa.
– Tình cảm ấy thiêng liêng và chân thành sâu sắc, cho thấy nỗi đau quá lớn, như không thể chọi đựng được.

Câu 4. Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:

Con không thể nghĩ rằng Bác Hồ đã mất
Mà nắng vẫn chuyền như sóc giữa lùm cây.

Click vào đây để xem đáp án

Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:
Con không thể nghĩ rằng Bác Hồ đã mất
Mà nắng vẫn chuyền như sóc giữa lùm cây.
– Biện pháp nghệ thuật đối: “Bác Hồ đã mất – nắng vẫn chuyền”
– Tác dụng:
+ Nhằm khắc hoạ, gây ấn tượng về một sự thật ngang trái, đớn đau giữa sự sống và cái chết. Bác không còn nữa nhưng vạn vật vẫn còn tươi nguyên và tràn đầy sức sống.
+ Khiến diễn đạt trở nên cụ thể, sinh động, giàu sức gợi hình gợi cảm.
+ Qua đó thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả dành cho Bác, một sự hụt hẫng, trống trải và không cam lòng trước sự ra đi của Bác.

Câu 5. Từ văn bản, anh/chị có suy nghĩ gì về vai trò của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam ta?

Click vào đây để xem đáp án

Từ văn bản, anh/chị có suy nghĩ về vai trò của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam ta:
– Hồ Chí Minh là người lãnh đạo tài ba sáng suốt của Đảng và nhà nước.
– Là biểu tượng cho vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn con người Việt Nam, là tấm gương sáng cho các thế hệ học tập và noi theo.

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ cảm nhận về hai câu thơ cuối trong bài thơ:

Bác lại về đi Bác ơi sau mấy ngày đi vắng
Khoẻ mạnh hồng hào trong nắng óng vườn cam

Click vào đây để xem đáp án

Gợi ý:
– Hai câu thơ thể hiện nỗi đau đớn xót xa của tác giả trước sự ra đi của Bác
– Nỗi niềm khao khát được nhìn thấy Bác trở về khoẻ mạnh, bình thường giữa khu vườn đầy nắng.
– Thể hiện tình yêu thương Bác chân thành sâu sắc, niềm kính trọng biết ơn của tác giả dành cho Bác.
– Nghệ thuật: điệp từ, sử dụng lời gọi đáp bộc lộ tình cảm thiết tha trìu mến; nghệ thuật nói giảm nói tránh “mấy ngày đi vắng” thể hiện mong muốn những mất mát không phải là hiện thực; giọng thơ xót xa, da diết…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *