Đọc hiểu thơ: Về hay ở của Nguyễn Khuyến

Đọc văn bản sau:

Văng vẳng tai nghe tiếng chích choè,
Lặng đi kẻo động khách lòng quê.
Nước non có tớ càng vui vẻ,
Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê?
Quyên đã gọi hè quang quác quác,
Gà từng gáy sáng tẻ tè te.
Lại còn giục giã về hay ở?
Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe.

(Trích: Về hay ở, Nguyễn Khuyến, in trong Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền tuyển chọn, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2002)

Đọc hiểu thơ: Về hay ở của Nguyễn Khuyến

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Click vào đây để xem đáp án

Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2. Chỉ ra các chữ có tác dụng hiệp vần trong văn bản?

Click vào đây để xem đáp án

Các chữ có tác dụng hiệp vần trong văn bản: chòe, quê, mê, te, khoe.

Câu 3. Chỉ ra tác dụng của từ láy tượng thanh được sử dụng trong văn bản?

Click vào đây để xem đáp án

Tác dụng của tác từ láy tượng thanh được sử dụng trong văn bản:
– Các từ láy tượng thanh: quang quác quác, tẻ tè te.
– Tác dụng:
+ Mô phỏng âm thanh của các loài vật
+ Là tiếng gọi của thời gian, của quê hương, cũng là sự giục giã của lòng
người, khiến người xa quê muốn từ bỏ chốn quan trường để quay về quê cũ.

Câu 4. Văn bản thể hiện tâm sự gì của nhân vật trữ tình?

Click vào đây để xem đáp án

Tâm sự của nhân vật trữ tình:
– Nỗi nhớ mong quê hương tha thiết.
– Nỗi phân vân, lòng mong mỏi muốn rời xa chốn quan trường xô bồ, thị
phi để trở về với quê hương, với thiên nhiên yên bình nhằm “lánh đục tìm trong”.

Câu 5. Từ văn bản, anh/chị có suy nghĩ gì về vai trò của quê hương đối với mỗi con người.

Click vào đây để xem đáp án

Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với mỗi con người:
– Quê hương là nơi ta sinh ra, là nơi gắn liền với những năm tháng ấu thơ tươi đẹp, nơi bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách của ta trong những thời khắc đầu đời.
– Quê hương là nơi có gia đình, có hàng xóm láng giềng, có hơi ấm của sự chở che, tình yêu thương.
– Quê hương là bến đỗ của con người sau những giông bão của cuộc đời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *